Để kiểm soát được thời gian thực hiện thi công công trình cũng như chất lượng công trình này được đưa vào sử dụng trên thực tế thì cần lập nên bảng tiến độ công trình. Vậy, mẫu bảng tiến độ thi công công trình xây dựng file Excel có nội dung gì? Quy trình xây dựng bảng tiến độ thi công được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng tiến độ thi công công trình xây dựng file excel:
BẢNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG | ||||||||||||||||||||||||
Công trình: | ||||||||||||||||||||||||
Địa điểm: | ||||||||||||||||||||||||
Hạng mục: | ||||||||||||||||||||||||
STT | Nội dung công việc | Tiến độ thi công (ngày) | Nhân công | Ghi chú | ||||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | ||||
HẠNG MỤC 1 | ||||||||||||||||||||||||
1 | Công việc 1 | |||||||||||||||||||||||
2 | Công việc 2 | |||||||||||||||||||||||
3 | Công việc 3 | |||||||||||||||||||||||
HẠNG MỤC 2 | ||||||||||||||||||||||||
4 | Công việc 4 | |||||||||||||||||||||||
5 | Công việc 5 | |||||||||||||||||||||||
6 | Công việc 6 | |||||||||||||||||||||||
HẠNG MỤC 3 | ||||||||||||||||||||||||
7 | Công việc 7 | |||||||||||||||||||||||
8 | Công việc 8 | |||||||||||||||||||||||
9 | Công việc 9 | |||||||||||||||||||||||
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG …… | ||||||||||||||||||||||||
Giám đốc |
2. Quy trình xây dựng bảng tiến độ thi công:
Quản lý tiến độ thi công là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng. Bởi, quá trình này thực hiện việc giám sát hoạt động thi công sao cho chính xác và đảm bảo đúng yêu cầu. Hiện nay, Việc quản lý thi công xây dựng được pháp luật được hướng dẫn tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 174/2021/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành. Theo đó, xây dựng bảng tiến độ thi công sẽ hỗ trợ tối đa việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình .
Bảng tiến độ thi công được lập nên bằng văn bản hoặc sơ đồ để thể hiện rõ được thời gian, tiến trình cụ thể thực hiện việc thi công công trình. Theo dõi bảng tiến độ này thì cá nhân có thể biêt được thời gian thực hiện các công việc, hạng mục trong một dự án xây dựng. Qúa trình này có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ kỳ dự án xây dựng nào. Và đây cũng là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa nhà thầu thi công và chủ đầu tư, giữa nhà thầu chính và thầu phụ về những cam kết bao gồm: dự trù khối lượng & hạng mục, yêu cầu nghiệm thu trong suốt quá trình thực hiện dự án. Hiện nay, bảng kế hoạch tiến độ thi công có sự khác biệt bởi từng tính chất dự án và công trình khác nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều sẽ thực hiện theo trình tự 6 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định công việc
Trước khi tiến hành lập bảng theo dõi tiến độ thi công thì cá nhân cần định hình sẵn những công việc cần phải làm và lưu trữ thông tin. Sau đó, tiến hành việc phân chia các công việc, nhiệm vụ của từng cá nhân một cách rõ ràng theo mốc thời gian hoặc mốc hoàn thành nhiệm vụ, công việc. Nội dung bảng theo dõi được xây dựng nên cần phù hợp với khung tiến độ và giám sát thực tế với yêu cầu sự án mà bên nhận thầu và bên giao thầu thỏa thuận.
Bước 2: Tiến hành sắp xếp thứ tự công việc
Những công việc được thực hiện đối với công trình xây dựng thông thường có mối quan hệ với nhau nên khi lập bảng tiến độ thi công cần làm rõ mối quan hệ giữa các nhiệm vụ với nhau rồi đưa ra quyết định phân chia thời gian thực hiện cho từng đầu việc. Điều này, hỗ trợ việc nắm bắt công việc, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ song song hay kết thúc đồng thời công việc này.
Bước 3: Liệt kê tài nguyên của dự án
Hiện nay, mỗi một dự án xây dựng thì tài nguyên của một dự án, công trình sẽ bao gồm yếu tố sau:
– Nguồn lực nhân công được sử dụng trong công trình xây dựng;
– Để vận hành việc thi công xây dựng thì cần dự toán trước các nguồn ngân sách tối đa để triển khai;
– Số lượng nguyên vật liệu, vật tư được sử dụng để thi công công trình;
– Liệt kê ra các khoản chi phí cố định thực hiện dự án này;
– Đồng thời, cũng ghi nhận mốc thời gian tiến hành thực hiện và kết thúc của dự án này;
– Máy móc, thiết bị,…
Những tài nguyên nêu ở trên được coi là những loại cơ bản và quan trọng cần phải chuẩn bị trước khi hoàn thành bảng tiến độ.
Bước 4: Xác định thời gian thực hiện
Lên kế hoạch cho việc lập dự án bao gồm liệt kê những tài nguyên cần có, công việc phải làm, sắp xếp và phân chia công việc thì cá nhân cần đưa ra nhận định về thời gian triển khai để đảm bảo dự án chạy đúng dự kiến. Để thực hiện tốt giai đoạn này thì bạn đọc có thể tham khảo những nội dung gợi ý dưới đây:
– Để xây dựng bảng tiến độ sát với thực tế, cách giám sát khoa học thì cần có sự tư vấn từ các chuyên gia hoặc những người đi trước. Những cá nhân này là người có nhiều kinh nghiệm trong việc ước tính thời gian để bạn có thể dựa vào đó xây dựng bảng tiến độ này;
– Có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ để thực hiện hoạt động này như ưu tiên sử dụng các phần mềm dự toán. Điều này, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc ước định hạn mức thời gian và tài nguyên sẽ hao phí.
Bước 5. Thực hiện lập bảng tiến độ
Sau khi đã chuẩn bị hết tất cả thông tin cần thiết, cũng như có sự định hướng, hỗ trợ từ cá nhân có kinh nghiệm trong vấn đề này thì tiến hành sắp xếp tất cả thành yếu tố vào một bảng kế hoạch thi công hoàn chỉnh. Thứ tự sắp xếp các yếu tố này là công việc cần làm, thời gian thực hiện và kết thúc, tài nguyên cần sử dụng, tiến độ thực hiện theo mô hình bảng.
Bước 6. Theo dõi và quản lý
Một bảng tiến độ đã hoàn chỉnh thì nhà thầu hoặc bên giám sát thi công sẽ dựa vào đó để theo dõi và thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, nhờ có bảng theo dõi tiến độ mà chủ đầu tư sẽ dễ dàng kiểm tra và giám sát được công việc đã dự tính cũng như lường trước vấn đề rủi ro xảy ra để kịp thời đưa ra hướng giải quyết.
3. Lợi ích của việc lập bảng tiến độ thi công:
Như đã biết, để xây dựng lên một công trình xây dựng phải có sự liên kết nhiều công việc với nhau cũng như sự phân chia, phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các cá nhân trong đó có thể kể đến bên nhà thầu, giám sát công trình cũng như với nhân công thực hiện công trình. Chính vì vậy, công trình xây dựng mà không được lập tiến độ thi công sẽ rất khó khăn để theo dõi & kiểm soát quy trình này. Nên việc lập bảng tiến độ thi công xây dựng sẽ đem lại lợi ích nhất định dưới đây:
– Hỗ trợ việc quản lý hiệu quả tài nguyên (nhân lực, vật liệu, công cụ,…):
Dự án liên quan đến xây dựng mang tính chất khác biệt so với lĩnh vực khác, nó có những đòi hỏi rất cao về quá trình xây dựng, vấn đề kiểm soát tài nguyên & nguồn lực thi công. Công việc được lên kế hoạch, lập bảng theo dõi chính xác sẽ góp phần để dự án đó hoàn thành đúng tiến độ và bàn giao đúng chất lượng;
– Đảm bảo ngân sách dự án: Lập kế hoạch tiến độ triển khai dự án là căn cứ để ước tính ngân sách chính xác, hạn chế rủi ro ngân sách vượt dự toán;
– Đảm bảo chất lượng: Qúa trình thi công khi có sự phân bổ hợp lý và kiểm soát từng khía cạnh chặt chẽ thì công trình được bàn giao sẽ đảm bảo chất lượng khi đưa công trình vào sử dụng trên thực tế;
– Đảm bảo tiến độ: Đảm bảo tiến độ bàn giao công trình là vấn đề quan trọng nhất trong thi công. Việc này đánh giá được trình độ, sự chuyên nghiệp của bên nhà thầu.
4. Phương pháp lập bảng tiến độ thi công phổ biến hiện nay:
Để tiện cho các nhà quản lý dự án có thể bắt tay vào lập bảng tiến độ thi công, chúng tôi giới thiệu 4 phương pháp phổ biến được khuyến nghị sử dụng cho các nhà thầu Xây dựng. Tùy độ lớn và tính chất phức tạp của từng công trình, bạn có thể tham khảo áp dụng 1 hoặc từ 2 phương pháp để có được bản tiến độ thi công chuẩn nhất.
– Phương pháp đường dẫn quan trọng – Critical path:
Phương pháp đường dẫn quan trọng (Critical path method – CPM) được hiểu là một kỹ thuật được người quản lý dự án sử dụng để tạo lịch trình dự án và ước tính tổng thời lượng của dự án.
Điểm nổi bật của phương pháp này là việc ước tính tổng thời gian hoàn thành dự án thông qua việc xác định các công việc có mối quan hệ phụ thuộc. Công việc trong công trình thi công có sự liên kết chặt chẽ với nhau nên một công việc/nhiệm vụ sau chỉ có thể hoàn thành khi những công việc trước đó được hoàn thành. Điều nay, giúp cho các nhà quản lý kiểm soát được vấn đề về thời gian và nguồn lực cần thiết để hoàn thành một dự án. Hạn chế tối đa tình trạng quá tải & trì hoãn công việc.
– Kỹ thuật ước lượng và đánh giá – PERT:
Phương pháp này được thể hiện dưới dạng sơ đồ, thể hiện tất cả các nhiệm vụ đã được lên lịch trong một dự án. Việc sử dụng PERT vào trong thi công công trình xây dựng sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt được thời gian cần thiết để hoàn thành từng nhiệm vụ, từ đó ước tính chính xác tổng tiến độ dự án. Qúa trình theo dõi dự án này phải được đánh giá trên những mốc quan trọng có thể kể đến thời gian ngắn nhất, thời gian có khả năng và thời gian dài nhất để hoàn thành dự án.
– Biểu đồ Gantt:
Biểu đồ Gantt được coi là phương pháp liệt kê từng nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành một dự án và theo dõi thời gian thực hiện. Cấu tạo của biểu đồ Gantt Chart được biểu hiện thành hai trục riêng biệt: trục tung biểu thị số lượng nhiệm vụ, và trục hoành biểu thị thời gian (ngày bắt đầu & ngày kết thúc).
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Thông tư số 174/2021/TT-BQP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.