Mẫu bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi được quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Mẫu bảng thanh toán phản ánh tình hình thanh toán hàng đại ký, ký gửi giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng và để các bên ghi sổ kế toán. Dưới đây là mẫu bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi mới nhất:
(1) Mẫu bảng thanh toán hàng đại lý, kỷ gửi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Đơn vị: ……… Địa chỉ: ……… | Mẫu số 01 – BH |
BẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẠI LÝ, KÝ GỬI
Ngày …. tháng…. năm ….
Quyển số:………….
Số:………….
Nợ:………….
Có:………….
Căn cứ Hợp đồng số:….. ngày … tháng … năm … về việc bán hàng đại lý (ký gửi),
Chúng tôi gồm:
– Ông /Bà………. chức vụ………. Đại diện……… có hàng đại lý (ký gửi).
– Ông /Bà………. chức vụ………. Đại diện………
– Ông /Bà………. chức vụ………. Đại diện………. nhận bán hàng đại lý (ký gửi).
– Ông /Bà………. chức vụ………. Đại diện đơn vị………
I- Thanh quyết toán số hàng đại lý từ ngày…/…/… đến ngày…/…/… như sau:
Số TT | Tên, quy cách, phẩm chất sản phẩm (hàng hóa) | Đơn vị tính | Số lượng tồn đầu kỳ | Số lượng nhận trong kỳ | Tổng số | số hàng đã bán trong kỳ | Số lượng tồn cuối kỳ | ||
Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 = 1+2 | 4 | 5 | 6 | 7 = 3-4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng | x | x | x | x | x | x |
| x |
II- Số tiền còn nợ của các kỳ trước: ……….
III- Số tiền phải thanh toán đến kỳ này: (III = II + Cột 6)…….
IV- Số tiền được nhận lại:……….
+ Hoa hồng…….
+ Thuế nộp hộ……….
+ Chi phí (nếu có)……….
V- Số tiền thanh toán kỳ này:
+ Tiền mặt:………
+ Séc:……..
VI- Số tiền nợ lại (VI= III – IV – V)
* Ghi chú:……..
Giám đốc đơn vị | Người lập bảng thanh toán | Giám đốc đơn vị nhận bán hàng đại lý | |
Kế toán trưởng đơn vị | Kế toán trưởng đơn vị | ||
(2) Mẫu bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi áp dụng cho doanh nghiệp theo Thông tư số
Đơn vị: …………… Địa chỉ: ……………
| Mẫu số 01 – BH (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẠI LÝ, KÝ GỬI
| Ngày … tháng … năm 2023 | Quyển số: ………… |
|
| Số: …….. |
|
| Nợ: ……. |
|
| Có: …….. |
Căn cứ Hợp đồng số:……. ngày … tháng … năm … về việc bán hàng đại lý (ký gửi).
Chúng tôi gồm:
– Ông /Bà ………………. chức vụ ………. Đại diện …………có hàng đại lý (ký gửi).
– Ông /Bà ………………. chức vụ ………. Đại diện ……….
– Ông /Bà ………………. chức vụ ………. Đại diện ………….. nhận bán hàng đại lý (ký gửi).
– Ông /Bà ………………. chức vụ ………. Đại diện đơn vị ……..
I- Thanh quyết toán số hàng đại lý từ ngày …./…/… đến ngày …/…/…. như sau:
STT | Tên, quy cách, phẩm chất sản phẩm (hàng hoá) |
Đơn vị tính | Số lượng tồn đầu kỳ | Số lượng nhận trong kỳ |
Tổng số | Số hàng đã bán trong kỳ | Số lượng tồn cuối kỳ | ||
Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 = 1 + 2 | 4 | 5 | 6 | 7 = 3 – 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng | x | x | x | x | x | x |
| x |
II- Số tiền còn nợ của các kỳ trước: ……….
III- Số tiền phải thanh toán đến kỳ này: (III = II + Cột 6)………
IV- Số tiền được nhận lại:……
+ Hoa hồng………
+ Thuế nộp hộ………
+ Chi phí (nếu có)……
+ ……
V- Số tiền thanh toán kỳ này:
+ Tiền mặt: …….
+ Séc: …….
VI- Số tiền nợ lại(VI= III – IV – V)
* Ghi chú: ……….
Giám đốc đơn vị gửi hàng đại lý (ký gửi) | Người lập bảng thanh toán | Giám đốc đơn vị nhận bán hàng đại lý |
(Ký, họ tên, đóng dấu) | (Ký, họ tên) | (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Kế toán trưởng đơn vị gửi hàng đại lý (ký gửi) |
| Kế toán trưởng đơn vị nhận bán hàng đại lý |
(Ký, họ tên) |
| (Ký, họ tên) |
Hướng dẫn viết bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi mới nhất:
– Ghi rõ tên, địa chỉ hoặc đóng dấu doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý, ký gửi sử dụng mẫu bảng này.
– Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi phản ánh tình hình thanh toán hàng đại lý, ký gửi giữa doanh nghiệp có hàng và doanh nghiệp nhận bán hàng, là chứng từ để doanh nghiệp có hàng và doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý, ký gửi thanh toán tiền và ghi sổ kế toán.
– Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi do bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi lập thành 3 bản. Sau khi lập xong, người lập ký, chuyển cho kế toán trưởng hai bên soát xét và trình giám đốc hai bên ký duyệt đóng dấu, một bản lưu ở nơi lập (phòng kế hoạch hoặc phòng cung tiêu), 1 bản lưu ở phòng kế toán để làm chứng từ thanh toán và ghi sổ kế toán, 1 bản gửi cho bên có hàng đại lý, ký gửi.
– Ghi số lượng hàng còn tồn cuối kỳ trước.
– Ghi số lượng hàng nhận đại lý, ký gửi kỳ này.
– Ghi tổng số lượng hàng nhận đại lý, ký gửi tính đến cuối kỳ này gồm số lượng hàng tồn kỳ trước chưa bán và số lượng hàng nhận kỳ này (cột 3 = cột 1+ cột 2).
– Ghi số lượng, đơn giá và số tiền của hàng hoá đã bán phải thanh toán của kỳ này. Đơn giá thanh toán là đơn giá ghi trong hợp đồng bán hàng đại lý, ký gửi giữa bên có hàng và bên nhận hàng.
– Ghi số hàng hóa nhận đại lý, ký gửi còn tồn (tại quầy, tại kho) chưa bán được đến ngày lập bảng thanh toán (cột 7 = cột 3 – cột 4).
– Ghi tổng số tiền phải thanh toán phát sinh kỳ này.
– Ghi số tiền bên bán hàng đại lý, ký gửi còn nợ chưa thanh toán với bên có hàng đến thời điểm thanh toán kỳ này.
– Ghi số tiền bên bán hàng đại lý phải thanh toán với bên có hàng đại lý mới phát sinh đến kỳ này (Mục III = Mục II + cột 6 của Mục I).
– Ghi số tiền bên có hàng đại lý phải thanh toán với bên bán hàng đại lý về số thuế nộp hộ, tiền hoa hồng, chi phí khác, …(nếu có).
– Ghi số tiền bên bán hàng đại lý thanh toán cho bên có hàng đại lý kỳ này (ghi rõ số tiền mặt và tiền séc).
– Ghi số tiền bên bán hàng đại lý còn nợ bên có hàng đại lý đến thời điểm thanh toán (Mục VI = Mục III – Mục IV – Mục V).
2. Thanh toán hàng đại lý được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 176 Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH quy định nếu không có thỏa thuận nào khác, sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định thì tiến hành thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý sẽ được thực hiện theo từng đợt.
3. Khoản tiền thù lao đại lý xác định như thế nào?
– Khoản thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá (ngoài trừ các bên có thỏa thuận khác).
– Bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ nếu như bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
– Bên đại lý được hưởng chênh lệch giá nếu như bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý.
– Nếu các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý, mức thù lao được xác định như sau:
+ Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó.
+ Nếu như không áp dụng mức như trên: mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác.
+ Nếu không áp dụng các trường hợp trên: mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
(căn cứ Điều 171 Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH Luật thương mại.
THAM KHẢO THÊM: