Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương và hướng dẫn? Hướng dẫn làm mẫu bảng kê trích nộp theo lương? Tài chính công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây?
” Kế toán là người sẽ giúp bạn giải quyết những rắc rối mà bạn không biết rằng chúng tồn tại bằng cách mà bạn không thể hiểu được”. trong một công ty kế toán đóng vị trí vai trò quan trọng có câu nói đùa rằng làm mất lòng ai trong công ty đều được chỉ trừ chị kế toán. Họ đảm nhiệm trọng trách tính toán thu chi thanh toán hay đảm nhiệm dòng tiền của công ty tổng kết cuối tháng công việc về tính toán gắn liền các con số là không thể tránh khỏi.Ví như việc tổng kết tháng để xem tiền chi trả cho người lao động và một nhiệm vụ quan trọng là việc trích tiền lương của người lao động để đóng một số loại chi phí. Tiền lương của của người lao động hàng tháng cần phải trích một số tiền để đóng vào bảo hiểm xã hội và tiền công đoàn. Kế toán thường có bảng trích quỹ tiền lương để công khai cho người lao động biết số tiền đấy đi đâu và cũng như liên quan nghiệp vụ doanh nghiệp. Bài viết sau đây là mẫu bảng trích nộp các khoản lương và hướng dẫn thêm một số điều mong giúp ích cho bạn đọc phần nào.
Căn cứ pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương và hướng dẫn:
1.1. Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương là mẫu 10-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Mẫu này được áp dụng đối với các đối tượng sau:
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Đơn vị: Bộ phận:…
| Mẫu số 10 – LĐTL (Ban hành theo ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Tháng ….năm…
Đơn vị tính:…
STT | Số tháng trích BHXH,BHYT,BHTN,BHTNLĐ,KPCĐ | Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ | Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động | Kinh phí công đoàn | ||||||
Tổng số | Trong đó: | Tổng số | Trong đó | Số phải nộp công đoàn cấp trên | Số được để lại chi tại đơn vị | |||||
Trích vào chi phí | Trừ vào lương | Trích vào chi phí | Trừ vào lương | |||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Cộng |
1.2. Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương là mẫu 10-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Mẫu này được áp dụng đối với các đối tượng sau:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế;
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Đơn vị: | Mẫu số 10 – LĐTL | |
Bộ phận: | (Ban hành theo | |
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
Tháng…. năm…
STT | Số tháng trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ | Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ | Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế | Kinh phí công đoàn | ||||||
Tổng số | Trong đó: | Tổng số | Trong đó: | Số phải nộp công đoàn cấp trên | Số được để lại chi tại đơn vị | |||||
Trích vào chi phí | Trừ vào lương | Trích vào chi phí | Trừ vào lương | |||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Cộng |
Đơn vị tính:….. Ngày… tháng… năm …
Người lập bảng (kí và ghi rõ họ tên) | Kế toán trưởng (kí và ghi rõ họ tên) | Giám đốc (kí và ghi rõ họ tên) |
Mục lục chữ viết tắt:
BHXH: là chữ viết tắt của cụm từ “bảo hiểm xã hội”.
BHTN: là chữ viết tắt của cụm từ “bảo hiểm thất nghiệp”.
BHYT: là chữ viết tắt của cụm từ “bảo hiểm y tế”.
BHTNLĐ, BNN: là viết tắt của cụm từ “bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
2. Hướng dẫn làm mẫu bảng kê trích nộp theo lương:
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì:
Các khoản trích theo lương | Trích vào chi phí của doanh nghiệp | Trích vào lương của người lao động | Tổng |
Bảo hiểm xã hội (BHXH) | 17,5% | 8% | 25,5% |
Bảo hiểm y tế (BHYT) | 3% | 1,5% | 4,5% |
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) | 1% | 1% | 2% |
Tổng | 21,5% | 10,5% | 32% |
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) | 2% | 2% |
Hướng dẫn lập bảng và thẩm quyền kí kết:
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.
Thứ nhất: Cột A: Cột A ở phần đầu cần ghi số thứ tự.
Thứ hai: Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.
Thứ ba: Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
Thứ tư: Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
Thứ năm: Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
Thứ sáu: Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.
Thứ bảy: Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.
Bảng kê cần được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của 3 bộ phận sau:
_ Người lập
– Kế toán trưởng (Kế toán trưởng là thuật ngữ được Bộ tài chính cấp phép để dùng cho những người phụ trách vị trí này. Kế toán trưởng sẽ chỉ đạo, tham mưu cho ban lãnh đạo cấp cao, đồng thời chịu trách nhiệm cho hệ thống tài chính của doanh nghiệp) ,
– Giám đốc (Giám đốc là một người từ một nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực cụ thể của một công ty. Các công ty sử dụng thuật ngữ này thường có nhiều giám đốc trải rộng trên các chức năng hoặc vai trò kinh doanh khác nhau (ví dụ: giám đốc nhân sự). Giám đốc thường báo cáo trực tiếp cho phó chủ tịch hoặc giám đốc điều hành trực tiếp để cho họ biết tiến độ của tổ chức) .
3. Tài chính công đoàn gồm các khoản và được sử dụng cho các nhiệm vụ sau đây:
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
+ Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
+ Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
+ Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
+ Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Như vậy nguồn thu chính để có tài chính công đoàn là từ việc trích quỹ liền lương của công nhân người lao động ra để đảm bảo hoạt động công đoàn được diễn ra trôi chảy. Việc trích từ quỹ tiền lương ra để đóng vào quỹ công đoàn cũng chỉ để phục vụ cho mục đích lợi ích của người lao động
Chủ yếu là cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn:
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
– Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
– Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
– Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
– Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
– Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
– Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
– Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
– Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
– Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
– Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
– Các nhiệm vụ chi khác.