Hình thức thanh toán phổ biến từ xưa tới nay và được đông đảo người sử dụng nhất là thanh toán tại chỗ bằng tiền mặt. Khi thanh toán bằng tiền mặt thì cần có bảng kê thanh toán tại chỗ (bằng tiền mặt).
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng kê thanh toán tại chỗ (bằng tiền mặt) là gì?
Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán. Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán phổ biến nhất, chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch mua bán nhỏ lẻ.
Bảng kê thanh toán là bảng tính toán các khoản thanh toán cho nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập cho mỗi ngày giao dịch và cho mỗi chu kỳ thanh toán. Mẫu bảng kê thanh toán tại chỗ (bằng tiền mặt) là mẫu bảng kê được lập ra để kê khai về việc thanh toán tại chỗ.
Mẫu bảng kê thanh toán tại chỗ (bằng tiền mặt) được ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính. Mẫu bảng kê thanh toán tại chỗ (bằng tiền mặt) được sử dụng để kê khai về việc thanh toán tại chỗ. Mẫu bảng kê nêu rõ thông tin đợt phát hành, số phiếu thanh toán…
2. Mẫu bảng kê thanh toán tại chỗ (bằng tiền mặt):
KBNN: ………………
Mã Kho bạc: ……………….
Bàn trái phiếu số: ………….
Mẫu số C7-04/KB
(Theo TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính)
Số: ………..
BẢNG KÊ THANH TOÁN TẠI CHỖ
(Bằng tiền mặt)
Ngày …….tháng…………..năm………..
Đợt phát hành: …………………..
Loại: …………………………
Kỳ hạn: ……………………. Lãi suất: …………….
Đơn vị: ………
STT | Số phiếu thanh toán | Tổng số tờ trái phiếu thanh toán | Thanh toán gốc | Thanh toán lãi | chanh toán | |
Tem số | Số tiền | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Tổng cộng |
Số tiền bằng chữ: …………
Thủ quỹ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán bàn trái phiếu
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán tổng hợp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập bảng kê thanh toán tại chỗ (bằng tiền mặt):
– Phần đầu:
+ KBNN: ………..Mã Kho bạc: ………Bàn trái phiếu số: ………. vị trí ở góc trên cùng bên trái khổ giấy A4
+ Tên mẫu: Mẫu số C7-04/KB (Theo TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính) Số: ……… được đặt vị trí ở góc trên cùng bên phải tờ giấy A4
+ Tên bảng: BẢNG KÊ THANH TOÁN TẠI CHỖ phải được viết in hoa, bôi đậm và vị trí nằm ở giữa phía trên của tờ giấy A4
– Phần nội dung:
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm lập bảng
+ Nêu rõ: Đợt phát hành, Loại, Kỳ hạn, Lãi suất, Đơn vị
+ Ghi rõ các nội dung trong bảng kê: STT, Số phiếu thanh toán, Tổng số tờ trái phiếu thanh toán, Thanh toán gốc, Thanh toán lãi, Tem số, Số tiền, Tổng số tiền thanh toán
– Phần kết: Xác nhận của Thủ quỹ, Kế toán bàn trái phiếu, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng, Giám đốc
4. Thông tin liên quan:
4.1. Quy định về thanh toán bằng tiền mặt:
– Theo Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng đồng Việt Nam trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam.
Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước khi trả tiền cho bên thụ hưởng phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả, trừ những khoản được phép chi trả bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước. Đối với khoản chi trả cho người thụ hưởng không có tài khoản tại tổ chức ung ứng dịch vụ thanh toán, Kho bạc Nhà nước hoặc khoản chi trả dưới hạn mức thanh toán thì các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước được chi trả bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng. Mức phí giao dịch tiền mặt do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và niêm yết công khai phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Kho bạc Nhà nước được thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân về việc rút tiền mặt với số lượng lớn và việc thông báo trước khi có nhu cầu này. Bộ Tài chính quy định cụ thể hạn mức thanh toán bằng tiền mặt áp dụng cho các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, những khoản được chi trả bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước, định mức tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước.
– Theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam thì dịch vụ tiền mặt là hoạt động của NHNN, TCTD, Kho bạc Nhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụ khác liên quan đến tiền mặt.
Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính hoặc NHNN.
Đối với các giao dịch chứng khoán, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải TCTD không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau. Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giải ngân vốn bằng tiền mặt phải thực hiện theo quy định của NHNN.
4.2. Ưu, nhược điểm của hình thức thanh toán bằng tiền mặt:
Khái niệm về tiền mặt được quy định trong Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó: tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do NHNN phát hành.
Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.
– Ưu điểm của tiền mặt:
Có ngay tiền trong tay, sau khi trừ thuế.
Không có phí giao dịch bằng tiền mặt như thẻ tín dụng
Giảm thiểu việc ghi sổ kế toán, có nghĩa là ít căng thẳng và ít rắc rối hơn
– Nhược điểm của tiền mặt:
Tiền mặt được lưu giữ có thể bị đánh cắp
Két an toàn cần phải có chỗ để cố định hoặc phải thường xuyên đến ngân hàng để gửi tiền, điều này rất mất thời gian và tiền bạc.
Không thể cùng lúc mang theo quá nhiều tiền mặt, có thể dẫn đến các nguy cơ về đánh cắp.
4.3. Những loại giao dịch không được phép thanh toán bằng tiền mặt:
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 222/2013/NĐ-CP
– Thông tư 78/2014/TT-BTC
– Thông tư 136/2018/TT-BTC
1. Giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp
Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán các giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác (theo Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC).
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sử dụng các hình thức thanh toán sau:
– Thanh toán bằng Séc;
– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác.
2. Các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau
Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau (khoản 2 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP), thay vào đó thanh toán bằng Séc, bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền hoặc hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.
3. Mua hàng hóa, dịch vụ từng lần từ 20 triệu đồng trở lên
Những hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) thanh toán bằng tiền mặt không được tính vào chi phi được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC).
Theo đó, mua từng lần được căn cứ theo từng hóa đơn mà người mua nhận được từ người bán.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản chi có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
4. Giao dịch nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
Các đơn vị, tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân hàng nộp ngân sách Nhà nước (tiền thuế, phí, lệ phí, nộp phạt…) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp tiền mặt tại ngân hàng để chuyển vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước (khoản 1 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC). Cụ thể:
– Hàng hóa, dịch vụ mua vào (trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng), hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để người nộp thuế GTGT được khấu trừ thuế GTGT.
– Hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên (trừ trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của phấp luật) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được trừ chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Theo Thông tư 195/2015/TT-BTC, các loại hàng hóa sau phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào:
+ Nguyên liệu mua trực tiếp của nhà sản xuất trong nước phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt;
+ Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài gồm hàng hóa bán và gia công cho doanh nghiệp chế xuất (trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất;
+ Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế;
+ Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài).
5. Giao dịch chứng khoán cho khách hàng của công ty chứng khoán
Giao dịch chứng khoán cho khách hàng của công ty chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thương mại.
6. Giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán
Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán (theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 222/2013/NĐ-CP).
Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán và chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin nhận biết khách hàng khi mở tài khoản giao dịch.
7. Giao dịch chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
Thanh toán chứng khoán được thực hiện qua Trung tâm lưu ký chứng khoán, thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toán (khoản 2 Điều 55 Luật Chứng khoán 2006).
Đồng thời, khoản 2 Điều 5 Nghị định 222/2013/NĐ-CP cũng quy định, tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
8. Doanh nghiệp có vốn Nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt
Các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số giao dịch sau:
– Thanh toán tiền thu mua nông, lâm, thủy sản, dịch vụ và các sản phẩm khác cho người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, khai thác bán ra mà chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
– Thanh toán công tác phí, trả lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
– Các khoản thanh toán để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước.
– Bên thanh toán thực hiện việc thanh toán hoặc bên được thanh toán nhận thanh toán tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực nông thôn nơi chưa có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Khoản thanh toán với giá trị dưới 20 triệu đồng, trừ trường hợp các khoản thanh toán trong ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng cho cùng một mục đích, một đối tượng thanh toán nhưng tổng các khoản thanh toán này lớn hơn 20 triệu đồng.