Đối với hình thức công trái thì chủ thể được đảm bảo bằng uy tín nhà nước và đặc biệt là ngân sách nhà nước. Việc thanh toán công trái rất quan trọng đối với người sở hữu phiếu công trái.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng kê thanh toán công trái là gì?
Công trái là khoản nợ vay của nhà nước hoặc chính quyền địa phương để chi tiêu cho mục đích công là hình thức tín dụng nhà nước, công trái có thể được coi là biện pháp để chính phủ huy động nguồn lực tài chính của các thành phần trong xã hội để từ đó thực hiện những mục tiêu công của nhà nước đã đề ra. Mẫu bảng kê thanh toán công trái là mẫu bảng kê được lập ra để kê khai về việc thanh toán công trái. Mẫu bảng kê nêu rõ thông tin đợt phát hành, thanh toán gốc, thanh toán lãi…
Thanh toán công trái là việc Nhà nước tiến hành thanh toán giá trị tiền mua công trái bằng tiền hoặc bằng hàng công nghiệp tuỳ theo yêu cầu của người sở hữu phiếu công trái khi đến hạn. Mẫu bảng kê thanh toán công trái được sử dụng để kê khai về việc thanh toán công trái.
2. Mẫu bảng kê thanh toán công trái:
KBNN: ……………………………
Mã Kho bạc: …………………..
Bàn trái phiếu số: ……….
Mẫu số C7-10/KB
(TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính)
Số: ………
BẢNG KÊ THANH TOÁN CÔNG TRÁI THÁNG …. NĂM…
Ngày …….tháng…………..năm………..
Đợt phát hành: …………………………….
Loại: ……………………………………………
Kỳ hạn: ……………….. Lãi suất:………….
Đơn vị: ……..
STT | Loại mệnh giá, sê ri | Số tờ | KBNN phát hành | Thanh toán gốc | Thanh toán lãi | Tổng số | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
20.000 đồng | 48 | ||||||
1 | – AU… | ||||||
2 | …… | ||||||
50.000 đồng | 35 | ||||||
– AV… | |||||||
– BU… | |||||||
… | |||||||
100.000 đồng | 22 | ||||||
– AW… | |||||||
….. | |||||||
Tổng cộng: |
Số tiền bằng chữ: ……….
Kế toán bàn trái phiếu
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập bảng kê thanh toán công trái:
– Phần đầu:
+ KBNN: ………….Mã Kho bạc: ………..Bàn trái phiếu số: ….. được đặt nằm ở vị trí trên cùng bên trái của khổ giấy A4
+ Tên mẫu: Mẫu số C7-10/KB (TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính) Số: …… được viết ở phía trên cùng bên phải của khổ giấy A4
+ Tên bảng: BẢNG KÊ THANH TOÁN CÔNG TRÁI THÁNG …. NĂM… phải được viết in hoa, bôi đậm và ghi rõ thời điểm ngày, tháng nào, năm nào?
– Phần nội dung của bảng kê thanh toán công trái:
+ Ghi rõ: đợt phát hành, loại, kỳ hạn, lãi suất, đơn vị
+ Ghi rõ thông tin trong bảng kê: STT, Loại mệnh giá, sê ri, Số tờ, KBNN phát hành, Thanh toán gốc, Thanh toán lãi, Tổng số, Ghi chú
– Phần kết: Xác nhận của Kế toán bàn trái phiếu, Kế toán trưởng, Giám đốc
4. Thông tin liên quan:
4.1. Mục đích sử dụng công trái:
Công trái là một hình thức tín dụng nhà nước, khoản nợ công trái được ghi trên giấy gọi là “phiếu (Xt. Công phiếu), việc vay của chính quyền nhà nước để bù đắp chỉ tiêu được áp dụng phổ biến ở các nước.
Công trái thu bằng đồng Việt Nam, và thanh toán bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người mua công trái bằng vàng và ngoại tệ, sẽ được cơ quan phát hành chuyển đổi thành đồng Việt Nam.
Mục đích sử dụng công trái được quy định rõ ràng và cụ thể trong quy định của pháp luật, theo đó công trái đươc sử dụng vào những mục đích công. Những hoạt động mà các chủ thể khác không đủ khả năng tài chính để làm hoặc không muốn làm.
– Các hoạt động sử dụng công trái như: Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của
– Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án sau: Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình, dự án này; Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành cho các mục đích sau: Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của
Những hoạt động thực hiện này thường mang giá trị lớn, để thực hiện được phải theo kế hoạch của nhà nước và tình hình phát triển của đất nước. Khi thực hiện những dự án công nói trên góp phần làm thúc đẩy phát triển đất nước tạo nguồn đầu tư lớn.
4.2. Chủ thể có quyền mua công trái:
Công trái hay còn gọi là trái phiếu chính phủ được phát hành cho các chủ thể dưới đây:
– Người Việt Nam trong và ngoài nước, người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
– Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế kể cả các Ngân hàng Thương mại, các Tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm, Quỹ đầu tư…
– Các Hội và đoàn thể quần chúng.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng nếu được Bộ Tài chính xem xét chấp thuận, được mua trái phiếu.
4.3. Lịch sử hình thành công trái:
Trong lịch sử, công trái xuất hiện từ thời kì nhà nước chiếm hữu nô lệ. Nguyên tắc áp dụng công trái, có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Trong các xã hội trước đây, công trái trở thành đòn bẩy quan trọng nhất của tích lũy nguyên thủy tư bản. Trong thời kì đế quốc, công trái là môi trường đầu tư có lợi cho các nhà tư bản tài chính, các nhà nước tư bản lũng loạn đều có số nợ rất lớn.
Ở Việt Nam, từ năm 1896 – 1938, chính quyền thực dân Pháp đã phát hành 13 lần công trái, gọi là công thải. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo Sắc lệnh số 112/SL ngày 16.7.1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phát hành đợt công trái đầu tiên để huy động vốn cho chính quyền cách mạng. Qua các thời kì cách mạng, Nhà nước phát hành nhiều đợt công trái với các tên gọi như: công phiếu kháng chiến, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu công trình… Hiện nay, theo quy định của pháp luật, ở Việt Nam chỉ có chính quyền trung ương (Chính phú) phát hành trái phiếu (công trái). Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Công trái và trái phiếu chính phủ là hai thuật ngữ khác nhau nhưng cùng là một. Đây là tên gọi khác của nhau và cùng chỉ khoản nợ vay của nhà nước hoặc chính quyền địa phương để chi tiêu cho mục đích công là hình thức tín dụng nhà nước.
4.4. Các loại công trái:
Công trái được phân chia làm nhiều loại, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có công trái trong nước và công trái ngoài nước; căn cứ vào thời hạn thanh toán nợ vay, có công trái ngắn hạn (dưới 1năm), công trái trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm), công trái dài hạn (từ 5 năm trở lên); căn cứ vào cấp chính quyền đứng ra tổ chức vay, có công trái của chính quyền trung ương (công trái Chính phủ), công trái của chính quyền địa phương.
Theo quy định của pháp luật, công trái được chia ra làm các loại sau:
+ Tín phiếu kho bạc: công trái có thời hạn dưới một năm được phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm ngân sách;
+ Trái phiếu kho bạc: Công trái có thời hạn từ một năm trở lên, được ban hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và chỉ đầu tư phát triển;
+ Trái phiếu công trình: công trái có thời hạn từ một năm trở lên, nguồn vốn huy động được sử dụng để đầu tư cho từng công trình cụ thể (Xí. Trái phiếu). Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
4.5. Thanh toán công trái:
Điều 6, Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc quy định: “Các loại phiếu công trái được hưởng lãi hàng năm là 2% tính trên số tiền, số thóc hoặc số ngoại tệ ghi trên phiếu. Phiếu công trái được thanh toán đúng hạn 10 năm kể từ ngày mua, vốn và lãi được thanh toán một lần”.
Điều 4, Pháp lệnh này quy định về hình thức thanh toán vào thời điểm đến hạn thanh toán như sau:
– Nhà nước bảo đảm giá trị của tiền mua công trái. Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục và giá cả một số mặt hàng công nghiệp thông dụng để làm căn cứ tính sức mua của đồng tiền ở thời điểm mua cũng như ở thời điểm thanh toán công trái.
– Phiếu công trái thu bằng thóc, khi thanh toán sẽ tính thành tiền theo thời giá lúc thanh toán.
– Phiếu công trái thu bằng tiền cũng như phiếu công trái thu bằng thóc, khi thanh toán sẽ được trả bằng tiền hoặc bằng hàng công nghiệp tuỳ theo yêu cầu của người sở hữu phiếu công trái.
– Phiếu công trái thu bằng ngoại tệ chuyển đổi, khi thanh toán sẽ được trả bằng ngoại tệ cùng loại ghi ở phiếu. Nếu người sở hữu phiếu công trái muốn được trả bằng tiền Việt Nam hoặc bằng hàng công nghiệp thì quy đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam theo tỷ giá kiều hối ở thời điểm thanh toán và tính giá hàng bằng tiền Việt Nam.
– Trong trường hợp mua phiếu công trái bằng ngoại tệ không chuyển đổi thì quy đổi ngoại tệ ấy sang tiền Việt Nam theo tỷ giá phi mậu dịch ở thời điểm mua phiếu công trái và xem như mua phiếu công trái bằng tiền Việt Nam. Khi thanh toán sẽ thanh toán như phiếu công trái thu bằng tiền Việt Nam.