Mẫu bảng kế hoạch thanh tra, kiểm tra bảo hiểm hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 05/KH-TTKT ban hành thèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng kế hoạch thanh tra, kiểm tra bảo hiểm:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ) TÊN CƠ QUAN LẬP KẾ HOẠCH ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– |
Số: …/KH-BHXH | …, ngày … tháng … năm … |
KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA BẢO HIỂM
NĂM …
STT | Chỉ tiêu | Tổng số | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | SỐ LIỆU QUẢN LÝ |
|
|
1 | Số đơn vị sử dụng lao động |
|
|
2 | Số cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế |
|
|
3 | Số đại lý thu, đại diện chi trả |
|
|
II | KH THANH TRA, KIỂM TRA |
|
|
II.1 | CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI THỰC HIỆN |
|
|
1 | Thanh tra |
|
|
2 | Kiểm tra |
|
|
2.1 | Cơ quan bảo hiểm xã hội |
|
|
2.2 | Đơn vị sử dụng lao động |
|
|
2.3 | Cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế |
|
|
2.4 | Đại lý thu, đại diện chi trả |
|
|
II.2 | PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH |
|
|
1 | Thanh tra |
|
|
2 | Kiểm tra |
|
|
2.1 | Đơn vị sử dụng lao động |
|
|
2.2 | Cơ sở khám chữa bệnh |
|
|
Nơi gửi: – Vụ TTKT (để b/c); – Lưu: VT … | GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và kiểm tra bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Quyết định 1518/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra. Theo đó, Đoàn thanh tra kiểm tra bảo hiểm sẽ được hoạt động dựa trên nguyên tắc như sau:
-
Việc thành lập Đoàn thanh tra bắt buộc cần phải căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền đối với quá trình thanh tra đột suất;
-
Việc thành lập Đoàn thanh tra cần phải căn cứ vào yêu cầu, căn cứ vào nhiệm vụ quản lý, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc được thực hiện theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền đối với cuộc kiểm tra đột suất. Quá trình tiến hành kiểm tra do đơn vị có chức năng thanh tra, chức năng kiểm tra chủ trì, hoặc cũng có thể do đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện. Trong trường hợp các đơn vị khác được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thực hiện thì các đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra bắt buộc phải cử người tham gia phối hợp để thực hiện nhiệm vụ đó;
-
Hoạt động của Đoàn kiểm tra, thanh tra cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật; đồng thời cần phải đảm bảo tính chính xác trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, trung thực, dân chủ và kịp thời. Khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra cần phải đảm bảo đúng nội dung phải đúng đối tượng, phạm vi, thời gian ghi nhận trong quyết định thanh tra và kiểm tra. Ngoài ra, không được thực hiện hành vi cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra;
-
Không trung lập về phạm vi, về đối tượng, thời kỳ, nội dung, thời gian thanh tra, thời gian kiểm tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và kiểm tra cùng cấp. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra/kiểm tra, Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên trong Đoàn thanh tra cũng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người ra quyết định về kết quả thanh tra/kiểm tra.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Quyết định 1518/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Bao gồm:
-
Có nhiệm vụ thực hiện chức năng, quyền hạn về thanh tra;
-
Ban hành quy định, quy chế, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, quy trình thanh tra và quy trình kiểm tra trong Hệ thống ngành Bảo hiểm xã hội;
-
Phê duyệt kế hoạch thanh tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra hằng năm;
-
Ký quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra hoặc theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện trên phạm vi toàn quốc;
-
Ký ban hành kết luận thanh tra, ký ban hành kết luận kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, xử lý các kiến nghị của trưởng Đoàn thanh tra, kiểm tra;
-
Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền;
-
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thanh tra, kiểm tra bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Quyết định 1518/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Bao gồm:
(1) Đối với người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra và đối với thành viên trong Đoàn thanh tra, kiểm tra:
+ Có hành vi cố tình không ra quyết định thanh tra, kiểm tra khi phát hiện ra có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, đưa ra kết luận không đúng sự thật, đưa ra quyết định hoặc xử lý hành vi vi phạm trái quy định của pháp luật, có dấu hiệu bao che cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
+ Có hành vi lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn thanh tra, kiểm tra để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, gây khó khăn và gây phiền hà cho các đối tượng thanh tra, kiểm tra; nhận hối lộ, môi giới hối lộ trái quy định pháp luật;
+ Tiến hành hoạt động thanh tra, tiến hành hoạt động kiểm tra không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng phạm vi, nội dung;
+ Tiết lộ thông tin, tiết lộ giấy tờ tài liệu, hồ sơ, dữ liệu về nội dung thanh tra, kiểm tra trong quá trình thanh tra, kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức cuối cùng, đồng thời chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
+ Thực hiện các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với đối tượng thanh tra, kiểm tra:
+ Có hành vi mua chuộc, có hành vi trả thù, đe dọa, hoặc có hành vi trù dập đối với người thực hiện nhiệm vụ thanh tra và kiểm tra, đối với người cung cấp thông tin tài liệu, cung cấp thành phần hồ sơ và dữ liệu cho Đoàn thanh tra, kiểm tra;
+ Có hành vi can thiệp trái quy định của pháp luật vào hoạt động thanh tra, kiểm tra; có hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cá nhân để tác động đến người thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra;
+ Có hành vi cung cấp thông tin, cung cấp giấy tờ tài liệu, cung cấp thành phần hồ sơ, dữ liệu không đúng, không chính xác, thiếu trung thực; có hành vi tiêu hủy thành phần hồ sơ, tiêu hủy giấy tờ tài liệu, vật chứng có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
+ Không hợp tác, có hành vi chống đối, gây khó khăn, gây cản trở đối với hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình; không thực hiện theo kết luận hoặc thực hiện không đầy đủ theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
+ Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: