Một trong những tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong việc quản lý và báo cáo về thuế tiêu thụ đặc biệt là mẫu bảng kê hàng hoá mua vào chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vậy, mẩu bảng kê này được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng kê hàng hoá mua vào chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
(trừ hoạt động sản xuất, pha chế xăng sinh học)
[01] Kỳ tính thuế[1]: Tháng … năm … /Lần phát sinh ngày … tháng … năm …
[02] Lần đầu[2]: [03] Bổ sung lần thứ: …
[04] Tên người nộp thuế[3]: …
[05] Mã số thuế[4]:
[06] Tên đại lý thuế (nếu có)[5]: …
[07] Mã số thuế[6]:
[08] Hợp đồng đại lý thuế, số[7]: … ngày: …
[09] Tên đơn vị phụ thuộc/địa điểm kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính[8]: …
[10] Mã số thuế đơn vị phụ thuộc/Mã số địa điểm kinh doanh: …
[11] Địa chỉ nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính:
[11a] Phường/xã … [11b] Quận/Huyện … [11c] Tỉnh/Thành phố … Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Tên hàng hoá, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng tiêu thụ trong kỳ | Doanh thu bán (chưa có thuế GTGT) | Giá tính thuế TTĐB | Thuế suất (%) | Thuế TTĐB được khấu trừ[9] | Thuế TTĐB phải nộp | Bù trừ với thuế TTĐB chưa được khấu trừ của xăng khoáng nguyên liệu dùng để sản xuất, pha chế xăng sinh học (nếu có)[10] | Thuế TTĐB còn phải nộp |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9)=(6)x(7)-(8) | (10) | (11) = (9) – (10) |
I | Hàng hoá chịu thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hàng hóa sản xuất trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + …[11] |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Hàng hóa nhập khẩu bán ra trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + …[12] |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Dịch vụ chịu thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + …[13] |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hàng hoá xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Hàng hóa bán để xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Hàng hoá gia công để xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng: (I+II+III) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(TTĐB: tiêu thụ đặc biệt; GTGT: giá trị gia tăng)
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: … Chứng chỉ hành nghề số: … | … , ngày … tháng … năm … NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử) |
2. Hướng dẫn điền tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
[1] Đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo tháng, thì cần điền tháng và năm. Trong khi đó, nếu người nộp thuế khai thuế theo từng lần phát sinh, thì cần điền ngày, tháng, năm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo quy định, thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) thường được khai theo tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp cụ thể phải khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:
– Khi người nộp thuế có kinh doanh xuất khẩu, nhưng sau đó không thực hiện việc xuất khẩu mà bán hàng trong nước.
– Khi cơ sở kinh doanh mua các phương tiện vận tải như xe ô tô, tàu bay, du thuyền sản xuất trong nước, và sau đó chuyển mục đích sử dụng sang mục đích chịu thuế TTĐB.
(Căn cứ theo điểm b khoản 1 và điểm b khoản 4 của Điều 8 trong Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
[2] Đánh dấu X vào ô này nếu đây là lần đầu người nộp thuế khai thuế TTĐB trong kỳ tính thuế (trừ việc khai thuế TTĐB cho hoạt động sản xuất, pha chế xăng dầu).
[3] Đối với phần điền thông tin về người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, cần nhập họ và tên đối với cá nhân, hoặc tên của tổ chức theo các tài liệu chứng minh như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các văn bản pháp lý khác có giá trị tương đương.
[4] Điền đầy đủ mã số thuế của người nộp thuế.
[5] Trong trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng với đại lý thuế để khai thuế tiêu thụ đặc biệt thay cho mình, cần điền thông tin về tên của địa lý thuế.
[6] Nếu có, cần điền mã số thuế của đại lý thuế đầy đủ.
[7] Nếu có hợp đồng với đại lý thuế, cần cung cấp số hiệu và ngày ký kết hợp đồng giữa người nộp thuế và bên đại lý thuế.
[8] Tại các chỉ tiêu [09], [10], [11], cần khai thông tin về đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thực hiện hoạt động sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) tại một địa phương khác ngoài tỉnh nơi đóng trụ sở chính, theo quy định tại điểm d khoản 1 của Điều 11 trong Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Nếu có nhiều đơn vị phụ thuộc và địa điểm kinh doanh đóng trên nhiều huyện do Chi cục Thuế khu vực quản lý, thì cần chọn một đơn vị đại diện cho huyện do Chi cục Thuế khu vực quản lý để kê khai thông tin vào chỉ tiêu này.
[9] Tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được khai báo tại cột (8) của Tờ khai này cần phải bằng với tổng số tiền được ghi nhận tại cột (13) của Bảng I và cột (12) của Bảng II trên bảng kê 01-2/TTĐB (hay còn gọi là Phụ lục bảng xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ của nguyên liệu mua vào và hàng hóa nhập khẩu).
[10] Tổng số tiền được ghi nhận tại cột (10) trên Tờ khai này cần phải bằng tổng số tiền được ghi nhận tại cột (17) trên Tờ khai 02/TTĐB (áp dụng cho các cơ sở sản xuất, pha chế xăng sinh học).
[11] Trong phần này, cần điền tên của hàng hóa sản xuất trong nước chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ: Bia, xăng.
[12] Cần điền tên của hàng hóa nhập khẩu bán ra trong nước chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ: Tàu bay, du thuyền.
[13] Cần điền tên của dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ: Casino, vũ trường, mát-xa (massage).
3. Trường hợp áp dụng tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo Mẫu 01/TTĐB năm 2023:
Các tổ chức và cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ hoạt động sản xuất, pha chế xăng sinh học, sẽ phải thực hiện việc kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo Mẫu tờ khai 01/TTĐB được quy định tại Phụ lục II của Thông tư 80/2021/TT-BTC (có thể tham khảo tại Mục 1 của Thông tư này).
Chú ý: Trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ cơ sở sản xuất để xuất khẩu (trừ xăng sinh học), nhưng không thực hiện việc xuất khẩu mà tiêu thụ hàng hoá trong nước, thì tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng sẽ phải thực hiện việc khai báo thuế tiêu thụ đặc biệt theo Mẫu tờ khai 01/TTĐB.
(Căn cứ Điều 4 Văn bản hợp nhất Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022, điểm b khoản 1 và điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
4. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022, hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
– Hàng hóa:
+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
+ Bia;
+ Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
+ Rượu;
+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
+ Tàu bay, du thuyền;
+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
+ Bài lá;
+ Xăng các loại;
+ Vàng mã, hàng mã.
– Dịch vụ:
+ Kinh doanh vũ trường;
+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
+ Kinh doanh đặt cược;
+ Kinh doanh xổ số.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Văn bản hợp nhất Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
THAM KHẢO THÊM: