Trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, để thực hiện tốt việc bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất bị thu hồi đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải lập kế hoạch bồi thường, lập các biên bản có liên quan. Dưới đây là Mẫu bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- 2 2. Hướng dẫn lập Bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- 3 3. Tại sao phải lập bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư?
- 4 4. Các khoản bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà Nhà nước chi trả cho người sử dụng đất là gì?
1. Mẫu bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
BẢNG KÊ CHI TIẾT GIÁ TRỊ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Hộ ông (bà): ………….
Địa chỉ:……….
(Kèm theo Biên bản chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày…tháng…năm …)
ĐVT: đồng
TT | Hạng mục | ĐVT | Số lượng | Bồi thường hỗ trợ (%) | Chất lượng còn lại (%) | Đơn giá | Thành tiền | Tổng cộng |
I | Đất …. | |||||||
II | Nhà, công trình phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất …. | |||||||
III | Cây cối hoa màu ….. | |||||||
IV | Các khoản hỗ trợ …. | |||||||
V | Khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất …. | |||||||
VI | Tiền sử dụng đất phải nộp khu tái định cư | |||||||
Tổng cộng (I+II+III+IV-V-VI) |
………., ngày…tháng…năm… | |
CƠ QUAN, TỔ CHỨC LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG | NGƯỜI LẬP |
2. Hướng dẫn lập Bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc chi trả bồi thường đối với cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng- an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng. Bảng kê này được người sử dụng đất lập dựa trên Phương án bồi thường của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, dựa vào Biên bản chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người sử dụng đất.
Theo đó, bảng kê chi tiết này phải thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:
– Thể hiện được nội dung các hạng mục cần phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm:
+ Đất bị thu hồi (thuộc loại đất nào?);
+ Tài sản trên đất là nhà, công trình kiến trúc trên đất;
+ Các loại cây cối được trồng trên đất;
+ Các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với người sử dụng đất bị thu hồi;
+ Khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất đối với người sử dụng đất bị thu hồi (nếu có);
+ Tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp khi đến nơi tái định cư.
– Thể hiện được số lượng đất, tài sản trên đất bị thu hồi;
– Phần trăm mà người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ;
– Phần trăm chất lượng đất, tài sản còn lại trên đất còn có thể sử dụng được;
– Thành tiền của các chi phí bồi thường, hỗ trợ, chi trả cho người sử dụng đất.
Lưu ý: Ở bảng kê chi tiết về giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người sử dụng đất bị thu hồi phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản và có ký xác định của Cơ quan, tổ chức lập phương án bồi thường, hỗ trợ cũng như người lập bảng kê để làm căn cứ chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Tại sao phải lập bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư?
Bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư là trách nhiệm của Nhà nước đối với những người sử dụng đất bị thu hồi đất. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau thì người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bồi thường về đất khi thu hồi:
– Đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng- an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Đất nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình không phải là đất thuê trả tiền thu đất hàng năm;
– Đất nông nghiệp bị thu hồi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai năm 2013);
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định nhưng của Luật này mà chưa được cấp.
Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì người sử dụng đất bị thu hồi sẽ được Nhà nước chi trả bồi thường, hỗ trợ các khoản chi phí có liên quan và bố trí tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở. Do đó, việc lập bảng kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tài định cư là để người sử dụng đất cũng như cơ quan Nhà nước thống kê được giá trị của đất cũng như tài sản trên đất bị thu hồi, bị thiệt hại cần bồi thường và kê khai ra được giá trị, chi phí hỗ trợ tương ứng, xứng đáng cho người bị thu hồi đất.
4. Các khoản bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà Nhà nước chi trả cho người sử dụng đất là gì?
Khi người sử dụng đất bị thu hồi đất thuộc diện được bồi thường, hỗ trợ thì sẽ được Nhà nước chi trả các khoản chi phí sau:
– Thứ nhất, được Nhà nước bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường bằng tiền tương ứng với diện tích đất bị thu hồi:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 thì khi người sử dụng đất đáp ứng được các điều kiện được nêu tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 đã phân tích tại mục 3 của bài viết này thì sẽ được bồi thường theo nguyên tắc sau:
+ Được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi;
+ Nếu địa phương không có đất cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi thì sẽ bồi thường bằng tiền theo giá đất của từng loại đất bị thu hồi do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
– Thứ hai, được bồi thường chi phí đầu tưđối với đất nông nghiệp còn lại khi Nhà nước thu hồi đất:
Các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai năm 2013 sẽ không được Nhà nước bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị thu hồi.
Theo quy định tại khoản 2 điều 3
+ Chi phí san lấp mặt bằng;
+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
– Thứ ba, các khoản hỗ trợ khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất:
Nhà nước sẽ hỗ trợ cho người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013. Các khoản hỗ trợ của Nhà nước bao gồm:
+ Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
+ Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
+ Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
+ Hỗ trợ khác.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại Điều 22
– Thứ tư, bồi thường thiệt hại về tài sản, công trình trên đất bị thu hồi:
+ Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất theo quy định tại Điều 89 Luật Đất đai năm 2013;
+ Bồi thường đối với cây trồng và vật nuôi bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai năm 2013;
+ Bồi thường chi phí di chuyển tài sản theo quy định tại Điều 91 Luật Đất đai năm 2013.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/5/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.