Bảng chi tiết nguồn vốn đầu tư là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính hoặc báo cáo đầu tư của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bảng này cung cấp thông tin chi tiết về các nguồn vốn mà tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng để đầu tư vào các dự án hoặc hoạt động kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng chi tiết nguồn vốn đầu tư mới nhất và cách lập:
Mẫu sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh (hay mẫu bảng chi tiết nguồn vốn đầu tư ) là mẫu S51-DN được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo
Đơn vị:… Địa chỉ:… | Mẫu số S51-DN
|
SỔ THEO DÕI CHI TIẾT NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (TK 411)
Năm…..
Ngày tháng ghi sổ | Chứng từ |
|
| Số phát sinh | Số dư | ||||||||
Số liệu | Ngày tháng | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Nợ (giảm) | Có (tăng) |
|
|
| |||||
|
|
|
|
| Vốn góp | Thặng dư vốn | Vốn khác | Vốn góp | Thặng dư vốn | Vốn khác | Vốn góp | Thặng dư vốn | Vốn khác |
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
…
| … | … | – Số dư đầu kỳ – Số phát sinh trong kỳ ….. …..
| … | … | … | … | … | … | … | … | … | … |
|
|
| – Cộng số phát sinh – Số dư cuối kỳ | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
– Ngày mở sổ: …
|
| Ngày….. tháng…. năm ….. |
Người ghi sổ (Ký, họ tên)
| Kế toán trưởng (Ký, họ tên) | Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn cách lập bảng chi tiết nguồn vốn đầu tư (hay ghi sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh) theo
– Mục đích Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/01/2020 theo:
+ Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo từng nội dung: Vốn góp ban đầu, thặng dư vốn trong quá trình hoạt động và vốn được bổ sung từ nguồn khác (Tài trợ, viện trợ (nếu có)…).
– Căn cứ vào cách ghi sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/01/2020 như sau:
+ Sổ này theo dõi toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến khi giải thể, phá sản. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ góp vốn, mua bán cổ phiếu và tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh khác.
+ Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.
+ Cột B và C: Ghi ngày, tháng và số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ.
+ Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
+ Cột 1: Ghi số vốn góp ban đầu bị giảm do thu hồi cổ phiếu huỷ bỏ, các thành viên rút vốn và các nguyên nhân khác.
+ Cột 2: Ghi số thặng dư vốn giảm do bán cổ phiếu mua lại thấp hơn giá mua lại.
+ Cột 3: Ghi số vốn khác giảm.
+ Cột 4: Ghi số vốn kinh doanh tăng do các thành viên góp vốn, cổ đông mua cổ phiếu (Ghi theo mệnh giá) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh.
+ Cột 5: Ghi số chênh lệch giữa giá bán thực tế cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu.
+ Cột 6: Ghi số vốn kinh doanh tăng do được tài trợ, viện trợ không hoàn lại và các khoản tăng vốn khác.
Vào cuối tháng cộng sổ tính ra tổng số phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối tháng để ghi vào cột phù hợp với từng loại nguồn vốn.
2. Sổ kế toán có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 04/07/2019 quy định về sổ kế toán như sau:
Theo đó, sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Cùng với đó, sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
Như vậy, sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Ngày, tháng, năm ghi sổ
– Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
– Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
– Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán
– Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Đồng thời, sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Ngoài ra, Bộ Tài chính quy định chi tiết về sổ kế toán.
3. Có bao nhiêu phương pháp để sửa chữa sổ kế toán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 04/07/2019 quy định về sửa chữa sổ kế toán như sau:
Theo đó, khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì kế toán không được phép tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:
– Phương pháp 1: Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh
– Phương pháp 2: Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh
– Phương pháp 3: Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
Trong trường hợp kế toán phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
Khi phát hiện sai sót trong sổ kế toán sau khi đã nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quy trình sửa chữa và thuyết minh là một bước cần thiết để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong tài liệu kế toán.
Thủ tục sửa chữa bắt đầu bằng việc xác định rõ sai sót cụ thể và ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính. Sau đó, các biện pháp sửa chữa được thiết kế để phản ánh đúng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi thực hiện sửa chữa, quan trọng là phải cập nhật thông tin trong sổ kế toán của năm tương ứng với sai sót đã phát hiện. Điều này bao gồm việc điều chỉnh số liệu tài chính, chỉnh sửa các bảng cân đối, báo cáo lãi/lỗ và các báo cáo khác liên quan.
Ngoài việc thực hiện sửa chữa trên sổ kế toán, thì việc thuyết minh là bước quan trọng tiếp theo. Thuyết minh này cung cấp giải thích chi tiết về nguyên nhân của sai sót, các biện pháp sửa chữa đã thực hiện, và tác động của chúng đến tài liệu kế toán và báo cáo tài chính.
Thông thường, thuyết minh sẽ đi kèm với các giấy tờ chứng minh như văn bản nội bộ, hồ sơ giao dịch, hoặc bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào khác liên quan đến quá trình sửa chữa và tác động của nó.
Đồng thời, nếu sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp 3 được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 04/07/2019.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết gồm:
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/01/2020.
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 04/07/2019.
THAM KHẢO THÊM: