Khi nhắc đến bản tường trình chúng ta hiểu ngay tới một sự việc gây ra hậu quả xấu và cần tới bản từng trình để ghi lại những chi tiết ivaf diễn tả sự việc một cách rõ ràng những việc đã xảy ra. Vậy, mẫu bản tường trình vụ việc được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản tường trình vụ việc là gì?
Chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta sẽ có lúc dùng tới những loại giấy tờ như bản tường trình đối với sự việc nào đó cụ thể thì đây là một loại văn bản được tạo lập nên khi xảy ra một sự việc mang tính chất tiêu cực, gây hậu quả xấu cho một cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội. Chủ thể cần viết bản tường trình đó chính là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đên sự việc đã xảy ra.
Đây có thể hiểu là loại văn bản ghi lại toàn bộ diễn biến sự việc đã xảy ra, gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho cá nhân, tổ chức, công ty và nó cũng chính là tài liệu quan trọng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện các công tác quản lý, giải quyết các vấn đề về trách nhiệm pháp lý bắt nguồn từ sự cố của các tổ chức, đoàn thể và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bnar tường trình được lập nên từ các đối tượng viết bản tường trình sự việc nào đó có thể là người tham gia hoặc cũng có thể là người chứng kiến sự việc và bên trong nội dung của bản tường trình thường được lập dựa vào tính chất của từng sự việc và hậu quả mà nó gây ra và bao gồm đầy đủ các thông tin về địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, những người có liên quan, trình tự, diễn biến sự việc, thiệt hại gây ra,…. Các văn bản tường trình sự việc phổ biến thường là tường trình vụ việc mất trộm, gây tai nạn giao thông, mất cắp, gây gổ đánh nhau,…
Dựa vào vào mức độ, tính chất của vụ việc mà công ty, cơ quan liên quan sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục, xử phạt khác nhau. Ví dụ: nếu đối tượng vi phạm là học sinh thì hình thức xử phạt là hạ hạnh kiểm, nếu là công nhân thì sẽ trừ lương, khiển trách, nhắc nhở hoặc buộc thôi việc,…
Một mẫu bản tường trình sẽ thường có những mục thông tin cần cung cấp như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Thời gian, địa điểm viết bản tường trình
– Tên bản tường trình, vấn đề tường trình
– Đơn vị, cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản tường trình
– Họ và tên người viết bản tường trình
– Ngày, tháng, năm sinh của người viết bản tường trình
– Quê quán của người viết bản tường trình
– Chỗ ở hiện nay của người viết bản tường trình
– Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, chức vụ của người viết bản tường trình
– Nghề nghiệp chính hiện đang làm của người viết bản tường trình
– Nơi công tác, địa chỉ làm việc của người viết bản tường trình
– Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc
– Danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng
– Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc
– Nguyên nhân của sự việc, có thể sẽ gồm;
+ Nguyên nhân khách quan
+ Nguyên nhân chủ quan
+ Mức độ thiệt hại (nếu có)
– Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả
– Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết)
– Cuối cùng là phần kết thúc, sẽ thường bao gồm lời cam đoan, lời hứa, lời đề nghị và họ tên, chữ ký của người viết bản tường trình.
Mẫu bản tường trình vụ việc được sử dụng vào mục đích sau đây:
Mẫu bản tường trình này được dùng để trình bày và kể lại một cách chi tiết, cụ thể những tình tiết, diễn biến của sự việc đã xảy ra. Trong đó, bản thân người viết bản trường trình sự việc cũng sẽ cần tự nhận về phần trách nhiệm và mức độ hậu quả mà mình đã gây ra.
Như trên chúng tôi đã nêu lên bản tường trình là gì từ đó chúng ta có thể suy ra được mục đích của bản tường trình thường chỉ được sử dụng khi có một việc xấu hoặc việc gây hậu quả xấu xảy ra, được lập bởi chính cá nhân người vi phạm hoặc có liên quan. Vì thế, khi lập Bản tường trình phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ thông tin.
Lưu ý: Tường trình là việc một cá nhân tự kể lại sự việc, vì thế, các nội dung kê khai trong Bản tường trình cần đảm bảo chính xác. Bởi người kê khai sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin được trình bày trong Bản tường trình do mình viết.
Qua việc đọc bản tường trình thì các cơ quan có thẩm quyền hay cá nhân có trách nhiệm có thể hiểu đúng và nắm bắt rõ bản chất của sự việc giúp cho quá trình giải quyết, khắc phục hậu quả của sự việc này trở nên chính xác, công bằng và dễ dàng hơn.
2. Mẫu bản tường trình vụ việc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
……, ngày…. tháng…. năm…..
BẢN TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC
Kính gửi: ………
Họ tên:………
Sinh ngày:………
Quê quán:……
Nơi ở hiện nay:……
Trình độ chuyên môn được đào tạo:……
Công việc chính hiện đang đảm nhiệm:…
Đơn vị đang làm việc (phòng, ban, phân xưởng……..):……
Tường trình diễn biến sự việc:…
Nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra:…
Căn cứ quy định của pháp luật và
Tôi hứa sẽ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm và không tái phạm.
Người viết tường trình
(Ký tên)
3. Hướng dẫn làm mẫu bản tường trình vụ việc:
Ngay tại phần mở đầu của bản tường trình chúng ta cần hiểu nó cũng tương tự như một số văn bản hành chính khác, bản tường trình sự việc cũng cần có quốc hiệu và tiêu ngữ (hai dòng chữ này sẽ ghi chính giữa của văn bản) Một bản tường trình đúng quy định sẽ bắt đầu bằng Quốc hiệu, tiêu ngữ (được ghi chính giữa) và kết thúc bằng lời cam kết của người viết đơn (cam kết thông tin chính xác hoặc cam kết không tái phạm…); ký tên và ghi rõ họ tên.
Ví dụ:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– Tiếp đến là địa điểm và thời gian viết bản tường trình sự việc (phần này ghi sát góc bên phải của văn bản)
Cụ thể là:
…, ngày … tháng … năm ……………
– Tên văn bản: ghi rõ sự việc cần tường trình là gì? (phần này cũng cần ghi chính giữa văn bản và thường được viết bằng chữ in hoa đậm, chữ đậm hoặc chữ in hoa)
Ví dụ:
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc ………)
– Cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận bản tường trình:
Cụ thể như sau:
Kính gửi: ………
– Một số thông tin cá nhân cơ bản của người đang viết bản tường trình, như là về họ và tên, sinh ngày/tháng/năm, quê quán, nơi ở hiện nay, nghề nghiệp, v.v …
– Nội dung chính của bản tường trình sẽ gồm có:
+ Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc
+ Danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng
+ Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc
+ Nguyên nhân của sự việc: có thể sẽ gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
+ Mức độ thiệt hại (nếu có)
+ Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả
+ Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết)
– Cuối cùng là phần kết thúc, sẽ thường bao gồm lời cam đoan, lời đề nghị và họ tên, chữ ký của người viết bản tường trình.
Những lưu ý khi viết bản tường trình sự việc:
Như các thông tin như trên thì khi viết bản tường trình chúng ta cần lưu ý một số nội dung cơ bản như sau:
Hãy lưu ý thật kĩ trước khi viết bản tường trình sự việc, chúng ta hãy sắp xếp các thông tin về sự việc của bạn theo thứ tự thời gian, tiến trình xảy ra sự việc hoặc các phần khác nhau, khiến nó trở nên dễ đọc, dễ hiểu nhất có thể.
– Đảm bảo sự trung thực, tính chính xác của các thông tin trong bản tường trình sự việc.
– Tường trình sự việc chính xác:
Theo như những gì chúng ta nên trình bày bắt buộc phần nguyên nhân và diễn biến của sự việc phải đầy đủ và theo đó cần phải được trình bày rõ ràng, chi tiết trong mẫu bản tường trình. Càng cụ thể thì sẽ càng giúp cơ quan chức năng có thể điều tra nhanh hơn và chính xác hơn. Vì vậy, người viết đơn cần chú ý trình bày càng đầy đủ, càng chính xác cần tốt. Ngoài ra, cần nêu rõ hậu quả mà sự việc gây ra đối với cá nhân hay tập thể, để thể hiện mức độ nghiêm trọng của sự việc.
– Thể hiện sự trung thực khi trình bày:
Cuối cùng một lưu ý nữa rất quan trọng đó là khi viết bản tường trình người viết cần phải thể hiện được sự trung thực và chân thành qua từng câu chữ. Chỉ trình bày chính xác sự việc đã xảy ra, không thêm hoặc bớt thông tin khiến việc điều tra, xét xử bị sai lệch.