Khi muốn trình bày lại một sự việc với người có thẩm quyền yêu cầu thì văn bản thông dụng nhất đó chính là bản tường trình. Vậy mẫu bản tường trình mất giấy tờ, mất tiền, mất tài sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản tường trình về việc mất tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC MẤT TÀI SẢN
Kính gửi: …
Tôi tên là: …
Sinh ngày… tháng …năm … Tại: …
Nghề nghiệp: …
Chứng minh nhân dân: …Ngày cấp: … Tại:…
Thường trú tại số: ….đường:….Phố:….
Phường (xã, thị trấn): …Quận (huyện): …
Tôi xin tường trình với cơ quan một sự việc như sau:
Vào ngày …tháng … năm …
Tôi có mất một tài sản là: …
Đặc điểm nhận dạng:…
Số lượng:…..
Tại: …
Lý do mất tài sản: …
…., ngày……tháng……năm……
Người làm đơn
Người làm chứng thứ nhất | Người làm chứng thứ hai |
XÁC NHẬN
2. Mẫu bản tường trình về việc mất giấy tờ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC MẤT GIẤY TỜ
Kính gửi: ….
Tôi tên là: …
Sinh ngày: …/…/…
CMND/CCCD số: …. cấp ngày … tại …
Địa chỉ thường trú: …
Điện thoại: …
Tôi xin tường trình với Quý cơ quan sự việc như sau:
Vào ngày…tháng…năm… Tại địa chỉ:…
Tôi có làm mất loại giấy tờ:
Số:
Do cơ quan…cấp….
Ngày cấp:….
Lý do mất:…
Do đó nay tôi làm đơn này trình báo lên quý cơ quan về sự việc mât giấy tờ như trên. Nay để phục vụ cho việc xin cấp lại…, tôi làm đơn này đề nghị …. xác nhận cho tôi có đến trình báo với nội dung nêu trên.
Tôi xin cam đoan giấy tờ … nêu trên không cầm cố, thế chấp hoặc không bị cơ quan có thẩm quyền nào khác thu giữ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của cơ quan Công an phường/xã/thị trấn | …, ngày…tháng…năm … Người làm đơn |
3. Mẫu bản tường trình về việc mất tiền:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC MẤT TIỀN
Kính gửi: …
Tôi tên: …
Sinh ngày… tháng … năm … Tại: …
Nghề nghiệp: …
Chứng minh nhân dân: …Ngày cấp: … Tại:…
Thường trú tại số: ….đường:….Phố:….
Phường (xã, thị trấn): …Quận (huyện): …
Tôi xin tường trình với cơ quan một sự việc như sau:
Vào ngày … tháng … năm …
Tôi có mất một khoản tiền là:
Viết bằng số:….Viết bằng chữ: …
Trong đó, mệnh giá các đồng tiền như sau:
1.Mệnh giá:….đồng:…tờ
2.Mệnh giá:..đồng:…tờ
3.Mệnh giá:…đồng:…..tờ
4.Mệnh giá:…đồng:….tờ
Tại: …
Lý do mất tài sản: …
Do đó nay tôi làm đơn này trình báo lên quý cơ quan về sự việc mât số tiền như trên. Nay để phục vụ cho việc xin cấp lại…., tôi làm đơn này đề nghị …. xác nhận cho tôi có đến trình báo với nội dung nêu trên.
Tôi xin cam đoan nội dung sự việc như trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…., ngày……tháng……năm……
Người làm đơn
Người làm chứng thứ nhất | Người làm chứng thứ hai |
XÁC NHẬN
của cơ quan có thẩm quyền
4. Quy định của pháp luật về mẫu bản tường trình:
4.1. Về nội dung, thể thức bản tường trình:
Bản tường trình là một loại văn bản được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày khi có những sự việc xảy ra mà người đi trình báo với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự việc đó, hoặc là khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu một ai đó phải trình bày lại toàn bộ sự việc thì người đó phải viết bản tường trình. Cơ quan có thẩm quyền hay cá nhân có trách nhiệm thông qua việc đọc bản tường trình thì có thể hiểu đúng và nắm bắt rõ bản chất của sự việc giúp cho quá trình giải quyết, khắc phục hậu quả của sự việc này trở nên chính xác, công bằng và dễ dàng hơn.
Mặc dù không có bất kỳ một quy định cụ thể nào về vấn đề trình bày bản tường trình, tuy nhiên, do đây cũng được xem như là một văn bản hành chính, vì vậy cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu về thể thức của một văn bản theo quy định. Cụ thể là tuân theo thể thức của văn bản tại điều 8, nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể nghị định này quy định như sau:
“Điều 8. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này”
Từ quy định này ta có thể thấy rằng bản tường trình cũng cần phải có các phần chính đó là:
Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ. Đối với phần này thì yêu cầu người trình bày mẫu phải viết in hoa dòng quốc hiệu tiêu ngữ và viết chính xác
Phần thời gian và địa điểm viết bản tường trình: Người trình bày ghi lùi ở góc phải của bản tường trình và ghi rõ ngày, tháng năm, địa điểm viết bản tường trình
Phân tên văn bản: Phần mục này cũng yêu cầu phải viết in hoa và ở chính giữa văn bản
Phần nội dung: Bao gồm các thông tin liên quan đến người viết bản tường trình như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, số chứng minh nhân dân,… sau đó là các thông tin liên quan đến sự việc mà người đó muốn trình bầy như các thông tin về thời gian, địa điểm, trình tự, diễn biến và tình tiết của sự việc cũng như nguyên nhân của sự việc đó. Bên cạnh đó còn có thể là các thông tin liên quan đến người làm chứng, những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc,và những đề nghị của người trình bày bản tường trình, lời cam đoan.
Phần chữ ký: Ở phần mục này yêu cầu người làm bản tường trình phải ký và ghi rõ họ tên của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng việc trình bày bản tường trình cần phải tuân theo thể thức nhất định. Việc trình bày theo thể thức như đã nêu trên sẽ giúp cho người nhận đơn dễ nắm đươc nội dung sự việc và các thông tin liên quan để giải quyết sự việc, đồng thời mang lại cảm giác dễ nhìn và thiện cảm hơn khi tiếp nhận đơn để giải quyết sự việc. Vì vậy, khi trình bày bản tường trình bạn đừng chỉ trọng tâm vào việc kể lại sự việc mà còn phải tuân thủ cả về hình thức của văn bản cũng như việc trình bày nội dung sự việc một cách ngắn gọn, xúc tích và đầy đủ nhất.
4.2. Về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tường trình:
Như đã nêu ở trên, tường trình là việc một người nào đó tự mình kể lại một sự việc đã xảy ra. Hiện tại không có bất kỳ một quy định cụ thể nào về thẩm quyền tiếp nhận bản tường trình. Bản tường trình có thể được sử dụng để tường trình lại sự việc với Cơ quan công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra khi một người làm đơn trình báo và yêu cầu công an giải quyết một sự việc nào đó, chẳng hạn như là làm mất tài sản, mất tiền,mất giấy tờ, tai nạn, đánh nhau gây thương tích,…. Khi tiếp nhận đơn trình báo thì các cơ quan có thẩm quyền điều tra có thể yêu cầu người viết đơn trình báo phải tường trình lại sự việc và cả những người có liên quan đến sự việc đó cũng phải viết bản tường trình. Trên thực tế,, bản tường trình không chỉ được sử dụng để tường trình sự việc với Cơ quan công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra mà còn có thể là thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu đơn vị,… trong các công ty, doanh nghiệp hoặc các đơn vị tổ chức sự nghiệp công lập,… khi xảy ra một sự việc nào đó thì người đứng đầu hoặc người được giao quyền giải quyết sự việc thì hoàn toàn có thể yêu cầu những người liên quan đến sự việc đó viết bản tường trình để tường trình lại sự việc. Hoặc ở trong môi trường trường học giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh của mình viết bản tường trình để trình bày lại sự việc khi học sinh đó đánh nhau, gây gỗ hoặc vi phạm kỉ luật,….
Như vậy, liên quan đến việc xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tường trình thì có thể hiểu rằng bản tường trình được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống, nó chính là biên bản dùng để trình bày lại nội dung sự việc cho một người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được giao quyền giải quyết sự việc đang được người viết đơn yêu cầu giải quyết.