Tai nạn lao động là một trong những vấn đề diễn ra thường xuyên trong quan hệ lao động. Khi tai nạn lao động xảy ra, ta sẽ xét tới trách nhiệm của các bên liên quan. Để làm rõ vấn đề, người lao động sẽ phải làm bản tường trình tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản tường trình tai nạn lao động và cách viết chi tiết:
1.1. Mẫu bản tường trình tai nạn lao động :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Hôm nay, vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm … , tại địa chỉ……
Chúng tôi gồm có:
1. Ông/bà:……. Chức vụ:…….
2. Ông/bà:…… Chức vụ:……..
3. Ông/bà:……. Chức vụ:………
Cùng lập biên bản về vụ tai nạn lao động:
Của ông/bà ……….
Căn cước công dân số: ………..
Ngày cấp: ………. Nơi cấp: Công an tỉnh …….
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ………
Nơi xảy ra tai nạn lao động:……….
Ngày xảy ra tai nạn lao động:……..
Diễn biến vụ tai nạn lao động (nêu sơ bộ):……….
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động (nêu chi tiết):……….
Hậu quả:…….
Những người chứng kiến vụ tai nạn lao động (nếu có):
1. Ông/bà:…….
2. Ông/bà:……..
3. Ông/bà:……….
Tôi cam đoan những thông tin được kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin.
Biên bản tường trình được lập xong vào lúc: … giờ …, ngày … tháng … năm… tại
XÁC NHẬN (Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn/người làm chứng)
| NGƯỜI LẬP ĐƠN (ký, ghi rõ họ tên) |
1.2. Cách viết bản tường trình tai nạn lao động:
– Khi viết bản tường trình tai nạn lao động, người viết cần cung cấp một cách đầy đủ các thông tin liên quan đến chủ thể lập biên bản tai nạn lao động: Họ tên, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.
– Là biên bản tường trình tai nạn lao động, nên người viết bản tường trình phải khai báo toàn bộ sự việc một cách trung thực, rõ ràng, chính xác tránh gây nhầm lẫn cho người đọc. Đặc biệt, những nội dung, tình tiết của vụ tai nạn phải được trình bày theo thứ tự cụ thể, nhất định, đảm bảo tính khách quan và chính xác.
– Các thông tin liên quan đến tai nạn lao động mà người viết cần phải làm rõ trong bản tường trình: Nơi xảy ra tai nạn lao động, quá trình diễn ra tai nạn lao động, tác nhân, hậu quả của tai nạn lao động, người làm chứng (nếu có).
– Khi làm bản tường trình tai nạn lao động, người làm tường trình phải đảm bảo ngôn ngữ, cách viết, cách trình bày nội dung trong văn bản phải rõ ràng, trình bày sự việc một cách rõ ràng, logic; tránh dùng những từ nhiều nghĩa, nhiều cách hiểu hay dùng những từ cảm thán để miêu tả về cảm xúc cá nhân (phù hợp với hình thức, tính chất của văn bản hành chính).
– Ngoài ra, cấu trúc, hình thức của bản tường trình phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về thể thức của một văn bản tường trình.
2. Mục đích của việc làm bản tường trình tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là sự kiện, vấn đề phát sinh xảy ra thường xuyên trong hoạt động lao động, làm việc. Theo đó, vì những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, người lao động rơi vào tình trạng gặp tai nạn lao động. Lúc này, bên cạnh việc giải quyết vấn đề bệnh lý liên quan, thì một trong những công việc mà người lao động phải đảm bảo thực hiện, là làm bản tường trình lao động.
Việc lập bản tường trình tai nạn lao động nhằm hướng đến những mục đích cơ bản sau đây:
– Bản tường trình tai nạn lao động là văn bản trình bày lại nội dung, diễn biến của sự kiện tai nạn lao động. Việc trình bày một cách toàn diện, chi tiết nội dung câu chuyện giúp người sử dụng lao động, cùng các cơ quan chức năng ban ngành (chịu trách nhiệm liên quan khác) nắm bắt được nội dung của sự việc, từ đó đưa ra phương hướng kiểm tra, kiểm chứng và giải quyết một cách tốt nhất.
– Tường trình tai nạn lao động giúp người lao động được quyền kể lại quá trình bị tai nạn trong quá trình lao động của mình. Đây chính là quyền, và là một trong những phương thức pháp lý, giúp người lao động bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Bản tường trình tai nạn lao động là một trong những căn cứ pháp lý trong thủ tục giải quyết tai nạn lao động của người sử dụng lao động với cơ quan ban ngành. Thông qua bản tường trình này, khi có vấn đề tranh chấp pháp lý xảy đến, đây chính là căn cứ, cơ sở hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên; hạn chế đến mức tối đa những thiệt thòi, rủi ro có thể xảy đến đối với người lao động.
Chung quy lại từ những mục đích nêu trên, đích đến cuối cùng trong quy định lập bản tường trình tai nạn lao động, là hướng đến việc đảm bảo tính khách quan, công bằng, toàn diện cho hoạt động lao động; đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Sâu xa hơn, nó giúp đảm bảo tính ổn định, toàn diện trong công tác quản lý hoạt động lao động của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Mẫu đơn đề nghị giải quyết trợ cấp tai nạn lao động:
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TÊN ĐƠN VỊ: ……… MÃ ĐƠN VỊ:………. Số: / V/v giải quyết trợ cấp TNLĐ/BNN đối với ông/bà ……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc . . . . , ngày …. tháng …. năm .…. |
|
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội …………
1. Thông tin về người bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp:
– Họ và tên ……..
– Mã số BHXH: ………….; số điện thoại: ……
– Số CMND/Căn cước công dân (1) ……… do CA……. cấp ngày ….. tháng …. năm …..
– Nghề nghiệp ……….
– Địa chỉ nơi cư trú (2): …………..
– Tên Đơn vị sử dụng lao động nơi người lao động giao kết từ
2.Thông tin về vụ tai nạn lao động:
– Bị tai nạn lao động lần thứ ……. (3)
– Bị tai nạn lao động ngày … tháng … năm ……. theo kết luận tại
– (7)…………
3. Đăng ký hình thức nhận tiền trợ cấp tai nạn lao động/ bệnh nghề nghiệp(8):
Tiền mặt tại cơ quan BHXH
Tiền mặt tại tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền
ATM, chủ tài khoản ….Số tài khoản…Mở tại ngân hàng …… chi nhánh ……….
Giải trình lý do trong trường hợp nộp hồ sơ chậm:
Đơn vị chúng tôi cam kết trường hợp nêu trên bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, đề nghị cơ quan BHXH xem xét, giải quyết chế độ tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp theo quy định./.
Nơi Nhận: – …… – …… | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
– (1) Nếu là số CMND thì bỏ “thẻ căn cước”, nếu là số thẻ căn cước thì bỏ “CMND”
– (2) Ghi đầy đủ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
– (3) Nếu bị TNLĐ (hoặc BNN) lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ (hoặc BNN); Ví dụ: Ông A bị TNLĐ lần đầu ngày 30/8/2016 và bị TNLĐ ngày 05/3/2017 thì ghi: Lần thứ hai; hoặc ông B bị mắc BNN lần đầu ngày 05/9/2016 và bị TNLĐ ngày 03/4/2017 thì ghi: Lần thứ hai. Nếu bị TNLĐ, BNN nhiều lần tại cùng đơn vị mà chưa được giải quyết thì ghi: Lần 1 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần 2 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần n…
– (4) Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNLĐ; tên của Đoàn điều tra (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) trong trường hợp bị TNLĐ hoặc số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám BNN, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám BNN trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp.
– (5) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn trường hợp bị TNLĐ. Có thể đánh dấu nhiều hơn một ô; Ví dụ: Ông A bị TNLĐ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người SDLĐ ngoài giờ làm việc, tại nơi làm việc thì cùng lúc đánh dấu vào 02 ô vuông tương ứng.
– (6) Được hiểu là trường hợp bị tai nạn khi thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động theo điểm b khoản 1 Điều 45 Luật ATVSLĐ.
– (7) Áp dụng trong trường hợp TNGT được xác định là TNLĐ: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc của Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc Biên bản điều tra TNGT thì ghi: Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận.
– (8) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn hình thức nhận tiền (lưu ý: Không lựa chọn nhận trợ cấp hàng tháng bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH); trường hợp lựa chọn nhận qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ: Số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: