Tường trình tai nạn giao thông là hoạt động mang tính bắt buộc mà các cá nhân liên quan đến vụ việc tai nạn giao thông phải tiến hành thực hiện. Dưới đây là bài phân tích về mẫu bản tường trình tai nạn giao thông mới và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tường trình tai nạn giao thông? Mục đích của tường trình tai nạn giao thông:
– Tường trình tai nạn giao thông là việc trình bày, kể lại quá trình diễn ra sự việc tai nạn giao thông. Nội dung của biên bản tai nạn giao thông bao gồm các thông tin cơ bản như sau: nguyên nhân, diễn biến sự việc, hậu quả của một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại một địa điểm nào đó.
Tường trình tai nạn giao thông là hoạt động quan trọng, mang tính bắt buộc mà cơ quan chức năng có thẩm quyền phải hướng dẫn các cá nhân thực hiện. Hiện nay, số lượng các vụ tai nạn giao thông diễn ra tại nước ta ngày càng nhiều. Ở các vụ tai nạn giao thông này sẽ gây ra những thiệt hại nhất định về người và tài sản. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dựa vào tính chất của vụ việc, thiệt hại thực tế để đưa ra phương hướng giải quyết dựa trên quy định của pháp luật
– Việc lập bản tường trình tai nạn giao thông hướng tới các mục đích sau đây:
+ Thông qua bản tường trình tai nạn giao thông, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt được các thông tin liên quan đến vụ việc. Từ đó, xem đây là căn cứ để xác định nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc; tình tiết liên quan; cá nhân thực hiện hành vi; tính đúng sai và trách nhiệm của các bên đối với sự việc tai nạn giao thông đó.
+ Bản tường trình tai nạn giao thông là cơ sở để cá nhân liên quan đến vụ việc trình bày lại diễn biến của sự việc. Điều này giúp các chủ thể liên quan được kể một cách cụ thể, rõ ràng diễn biến của sự việc. Từ đó, họ sẽ là đối tượng trực tiếp giúp cán bộ điều tra xác minh tính đúng sai của sự việc, đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất. Thông qua bản tường trình tai nạn giao thông, các cá nhân liên quan có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra trong việc truy vết sai thông tin liên quan đến vụ việc tai nạn giao thông.
Như vậy, có thể thấy, bản tường trình tai nạn giao thông có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết vụ việc. Nếu không có bản tường trình, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không thể nắm bắt được một cách đầy đủ nhất các thông tin liên quan đến vụ việc để đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý và kịp thời nhất. Thông thường, một vụ tai nạn giao thông sẽ có sự tham gia của nhiều chủ thể. Do đó, bản tường trình tai nạn giao thông giúp cán bộ chức năng kiểm tra tính trùng khớp của các lời khai, từ đó xác minh xem lời khai nào là đúng với thực tế. Lúc này, công tác điều tra sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giải quyết.
Ví dụ: Ngày 13/3/2022, anh Nguyễn Văn A điều khiển ô tô tham gia giao thông. Trên đường đi, anh A đã xảy ra va chạm với một ô tô khác do anh B điều khiển. Vụ va chạm khiến anh A và anh B bị thương nhẹ, hai xe bị hư hại nặng. Cán bộ chức năng đã có mặt để giải quyết vụ việc. Cán bộ chức năng yêu cầu anh A và anh B làm bản tường trình, ghi lại diễn biến của vụ việc. Để có tính xác minh cao, cán bộ chức năng còn yêu cầu một số người dân kinh doanh gần đấy, chứng kiến toàn bộ vụ va chạm viết bản tường trình. Thông qua bản tường trình, cán bộ chức năng nắm bắt được quá trình diễn ra của sự việc, kết quả và tính đúng sai (cơ bản) của hành vi điều khiển phương tiện giao thông của anh A và anh B.
2. Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông mới và chuẩn nhất:
2.1. Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông số 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG
Hôm nay, vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm … , tại địa chỉ……
Chúng tôi gồm có:
1. Ông/bà:……Chức vụ:………
2. Ông/bà:……Chức vụ:………
3. Ông/bà:……Chức vụ:………
Cùng lập biên bản về vụ tai nạn giao thông:
Của ông/bà ………
CMND/CCCD số: ………
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ……
Nơi xảy ra tai nạn:………
Ngày xảy ra tai nạn:………
Diễn biến vụ tai nạn (nêu sơ bộ):
………
Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết):
………
Hậu quả:
………
Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):
+ Ông/bà:………
+ Ông/bà:………
+ Ông/bà:………
Tôi cam đoan những thông tin được kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin.
Biên bản tường trình được lập xong vào lúc: … giờ …, ngày … tháng … năm… tại………..
XÁC NHẬN (Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn/người làm chứng)
| NGƯỜI LẬP ĐƠN (ký, ghi rõ họ tên) |
2.2. Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
BIÊN BẢN/BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN
Hôm nay, vào hồi………..giờ…… ngày……….tháng……. năm……….. | |
Tại: | ………….. |
Chúng tôi gồm có: | |
1. ………… | Chức vụ: ……….. |
2. ………… | Chức vụ: ………… |
3. ………… | Chức vụ: ………… |
Cùng lập biên bản về vụ tai nạn: | |
Của: | …………. |
Địa chỉ thường trú | ………….. |
Ngày, giờ xảy ra tai nạn | …………… |
Nơi xảy ra tai nạn | …………… |
Diễn biến vụ tai nạn (nêu chi tiết): ………. Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết): ………… | |
Hậu quả: …………. | |
Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có): | |
1. Người thứ 1 | …………. |
2. Người thứ 2 | ………… |
Cam đoan: Tôi/chúng tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này. Biên bản/Bản tường trình được lập xong vào hồi:….giờ…, ngày…..tháng….năm….tại……….. |
3. Một số lưu ý khi lập tường trình tai nạn giao thông:
Khi lập bản tường trình tai nạn giao thông, chủ thể lập cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
– Về mặt hình thức:
+ Bản tường trình tai nạn giao thông phải quốc hiệu tiêu ngữ;
+Tên bản tường trình:
+ Thông tin về nội dung của bản tường trình.
+ Thông tin của những người có mặt; nơi xảy ra tai nạn, ngày xảy ra tại nạn, diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, hậu quả, những người chứng kiến.
+ Chữ ký của người viết tường trình, người chứng kiến.
– Về mặt nội dung:
Bản tường trình tai nạn giao thông cần đảm bảo đầy đủ các thông tin liên quan đến người viết tường trình. Đặc biệt, thông tin quan trọng nhất mà người làm tường trình cần đảm bảo là trình bày một cách đầy đủ, trung thực nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc tai nạn giao thông. Mọi thông tin mà các cá nhân này trình bày phải đảm bảo tính cụ thể, trung thực, viết đúng sự thật. Bởi lẽ, chỉ khi đảm bảo những yêu cầu về nội dung này, bản tường trình mới có hiệu lực pháp lý. Thông qua bản tường trình, cán bộ chức năng mới nắm bắt được thông tin của sự việc; đưa ra phương hướng giải quyết vụ việc sao cho đúng đắn và phù hợp nhất.
Như vậy, khi làm bản tường trình tai nạn giao thông, người làm tường trình cần đảm bảo những yêu cầu như trên. Các yêu cầu này giúp bản tường trình đảm bảo tính pháp lý cao.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông:
Thông qua bản tường trình tai nạn giao thông, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt được những thông tin liên quan đến sự việc, trách nhiệm pháp lý của các cá nhân. Chủ thể nào có lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Về cơ bản, việc bồi thường này phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
+ Nguyên tắc 1: Các bên thỏa thuận với nhau để giúp thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Nguyên tắc 2: Chủ thể nào chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
+ Nguyên tắc 3: Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu
+ Nguyên tắc 4: Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
+ Nguyên tắc 5: Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.