Hiện nay, nhiều bạn đọc quan tâm, thắc mắc về nội dung nhận xét đánh giá chất lượng công tác của mình, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2020/ND-CP ra đời đã có quy định rõ về việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức. Vậy, Mẫu bản tự nhận xét đánh giá chất lượng công tác của viên chức hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản tự nhận xét đánh giá chất lượng công tác của viên chức:
Mẫu bản tự nhận xét đánh giá chất lượng công tác của viên chức như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CỦA VIÊN CHỨC
Họ và tên: …. Sinh ngày…/ … /…
Quê quán: …
Trú quán: …
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: …
Chức vụ: … Ngày vào Đảng (nếu có)… /…/…
Đơn vị công tác hiện nay: …
Ngày vào ngành…/…/…Ngày về đơn vị công tác hiện nay…./…./….
Tôi tự kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác trong thời gian từ khi được tuyển dụng vào ngành GD&ĐT đến nay như sau:
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị: (Nêu rõ bản thân và gia đình trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tốt hay không tốt, có gì vi phạm, bản thân có gương mẫu trong việc chấp hành hay không…)
2. Kết quả công tác đã đạt được: (Kết quả những công việc đã thực hiện: Giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa… Những công trình nghiên cứu hoặc tham gia nghiên cứu…, những việc được giao nhưng chưa hoàn thành…)
3. Tinh thần kỷ luật: (Thực hiện kỷ
4. Tinh thần phối hợp công tác: (Việc phối hợp công tác với đồng nghiệp, tham gia các hoạt động của các đoàn thể trong đơn vị…)
5. Tính trung thực trong công tác: (Trung thực trong việc thực hiện nội quy đơn vị, nề nếp, quy chế chuyên môn, trong công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh và các công tác khác…)
6. Đạo đức lối sống: (Quan hệ trong gia đình, đồng nghiệp và với quần chúng. Tinh thần đoàn kết nội bộ, tác phong sinh hoạt…)
7. Tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị: (Đã tham gia những lớp bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị nào; việc tự học, tự bồi dưỡng và kết quả đã đạt được…)
8. Tinh thần, thái độ với học sinh và nhân dân: (Có tận tình, thương yêu học sinh, có tận tình phục vụ nhân dân hay không? Có gây khó khăn cho học sinh và nhân dân hay không?…
9. Kết quả xếp loại viên chức và thành tích đã đạt được trong 3 năm gần đây:
a) Xếp loại viên chức:
– Năm học 20… – 20…: Loại…..
– Năm học 20… – 20…: Loại…..
– Năm học 20… – 20…: Loại….
b) Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
– Năm học 20… – 20..:
– Năm học 20… – 20…;
– Năm học 20… – 20…:
…, ngày… tháng…năm 20… | |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Xác nhận, ký tên, đóng dấu) | NGƯỜI VIẾT (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2
Thứ nhất, phải bảo đảm công bằng, khách quan, chính xác; không nể nang, thiên vị, trù dập, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ hai, việc xếp loại, đánh giá chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua sản phẩm cụ thể, thông qua công việc; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách, quản lý.
Thứ ba, không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng tuy nhiên cần phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, ngoại trừ trường hợp nghỉ
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng theo quy định của pháp luật thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, kết quả xếp loại chất lượng trong năm được tính là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
Thứ tư, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, cán bộ, viên chức theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP sẽ được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
3. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu được thực hiện như sau:
1) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức cần tiến hành làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
2) Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi mà viên chức công tác để đánh giá, nhận xét đối với viên chức, bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
Đối với đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần phải bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành. Đối với đơn vị có quy mô lớn người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Trong cuộc họp Viên chức cần phải trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, sau đó các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, cần lưu ý rằng các ý kiến đánh giá, nhận xét này phải được ghi vào biên bản, thông qua tại cuộc họp.
3) Tiến hành lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
4) Xem xét, quyết định xếp loại, đánh giá chất lượng viên chức
Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ tại đơn vị, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét nêu tại mục (2) và (3) trên cùng với các tài liệu liên quan, đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Ngay sau đó, cấp có thẩm quyền sẽ quyết định xếp loại, đánh giá chất lượng đối với viên chức.
5) Cấp có thẩm quyền tiến hành xếp loại, đánh giá chất lượng viên chức và phải thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả này; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, cần lưu ý rằng ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức không giữ chức vụ quản lý:
1) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức cần tiến hành làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
2) Nhận xét, đánh giá viên chức
Cuộc họp được tổ chức tại đơn vị nơi mà viên chức công tác để đánh giá, nhận xét đối với viên chức.
Cuộc họp bao gồm thành phần tham gia là toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Trong cuộc họp viên chức tiến hành trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
3) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá nêu tại mục (2) nêu trên và quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
4) Sau khi đánh giá, xếp loại viên chức xong, các cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức cần tiến hành thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức và phải quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, cần lưu ý rằng hiện nay pháp luật ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.