Giá trị của bản khai tự ly hôn chính là tài liệu để ghi nhận lại các yêu cầu của các bên đương sự gửi tới Tòa án về vụ án ly hôn chính vì thế nếu các bên không có gì để trình bày thêm, để yêu cầu thêm thì nội dung của bản khai ly hôn sẽ ghi đúng như nội dung ở trong đơn ly hôn đã khai nộp. Vậy mẫu bản tự khai ly hôn được viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản tự khai ly hôn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày… tháng … năm …
BẢN TỰ KHAI
Kính gửi: Toà án nhân dân huyện….
Tôi là:… Sinh ngày: …
Số CMND:… cấp ngày: … Tại công an….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…
Là Nguyên đơn trong vụ án ly hôn theo thông báo thụ lý số… Vụ án đang được Toà án nhân dân huyện …thụ lý, giải quyết theo quy định pháp luật.
Bằng văn bản này tôi trình bày ý kiến như sau:
Ngày….tội và vợ là …kết hôn tại Uỷ ban nhân dân …và được Uỷ ban nhân dân …cấp giấy chứng nhận kết hôn số…Thời gian đầu chúng tôi chung sống hạnh phúc được….năm. Tuy nhiên, từ đó vợ tôi có thai và có nhiều cách nhìn nhận, quan điểm khác nhau trong cuộc sống cũng như chăm sóc vợ tôi. Dẫn đến hai vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra những vụ tranh cãi, gây gổ vì những bất đồng tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống. Mặc dù được bố mẹ hai bên khuyên ngăn, hoà giải nhưng chúng tôi vẫn không được tiếng nói chung. Vì vậy, chung tôi ly thân từ ngày…tháng… năm …Đến nay chung tôi không còn tình cảm, để tốt nhất cho cả hai chúng tôi quyết định lựa chọn ly hôn là phương án cuối cùng.
Do đó, tôi đề nghị Toà xem xét để chúng tôi được ly hôn
Thứ hai, về con chung
Chúng tôi có 01 con chung là cháu…; Sinh ngày…; Nay chúng tôi ly hôn, tôi đề nghị Toà xem xét cho vợ tôi là ….được nuôi cháu, vì con tôi còn nhỏ cần được sự chăm sóc của mẹ cháu. Tôi tự nguyện chu cấp con tôi hàng tháng
Thứ ba, về tài sản chung
Chúng tôi còn trẻ, mới kết hôn nên cũng không có tài sản nào chung, vì vậy không yêu cầu Toà án giải quyết.
Thứ tư, về nợ chung
Chúng tôi không có nợ chung nên không yêu cầu Toà án giải quyết.
Trên đây là toàn bộ ý kiến, quan điểm của tôi đối với vụ việc ly hôn của tôi. Kính mong Toà án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người tự khai
2. Hướng dẫn viết bản tự khai ly hôn:
Bản tự khai ly hôn thường sẽ có những phần như sau:
Thứ nhất là phần kính gửi: phần này sẽ ghi nơi gửi chính là Toà án nhân dân mà đang giải quyết vụ án;
Thứ hai là về các thông tin cơ bản của người khai như là: Họ tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, nơi cấp và thời gian cấp; Nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi ở hiện tại; số điện thoại liên hệ.
Thứ ba là về nội dung: ở phần này, người khai trình bày cụ thể các ý kiến của mình, trong phần này đương sự sẽ trình bày cụ thể các vấn đề như sau: về mối quan hệ hôn nhân của hai người diễn ra như thế nào, về con chung của vợ chồng, về tài sản chung của vợ chồng, về nợ chung của vợ chồng.
– Về vấn đề nhân thân, tình cảm của hai vợ chồng:
+ Người khai trình bày rõ về diễn biến quan hệ hôn nhân của cả hai vợ chồng.
+ Hai vợ chồng có đăng ký kết hôn không? Thời điểm mà hai người đăng ký và nơi đăng ký kết hôn của hai người;
+ Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn của vợ chồng và về tình trạng mẫu thuận hiện tại. Để dẫn đến quyết định ly hôn thì lý do và quá trình mâu thuẫn của cả hai vợ chồng là thông tin rất quan trọng để cho Tòa án dựa vào đó để xác định các căn cứ để làm căn cứ ly hôn. Chính vì vậy mà khi người khai trình bày về nguyên nhân và trình bày về lý do ly hôn trong bản tự khai đơn xin ly hôn cần phải rõ ràng, cần phải thuyết phục và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Hiện nay hai người vẫn sống cùng nhau hay là đã ly thân (nếu đã ly thân ghi rõ thời gian ly thân trong bao lâu và từ bao giờ);
+ Các mong muốn của người khai về hướng giải quyết trong mối quan hệ hôn nhân.
+ Trường hợp nếu không đồng ý ly hôn thì cũng cần phải nêu rõ lý do không đồng ý để cho Tòa án xem xét.
– Về con chung của hai vợ chồng:
+ Nếu vợ chồng chưa có con chung thì ghi “chưa có”.
+ Nếu vợ chồng có con thì phải ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh của con vào đơn.
+ Phần này, người khai cũng cần nêu rõ về quan điểm trong bản tự khai ly hôn về các nguyện vọng trực tiếp nuôi con sau ly hôn của mình và mức cấp dưỡng hàng tháng cho con.
+ Nếu hai vợ chồng mà đã thống nhất việc nuôi con thì phải ghi rõ là đã thỏa thuận được về vấn đề này để Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó và các bên phải đảm bảo được những quyền lợi chính đáng của con.
– Về tài sản chung của cả hai vợ chồng:
+ Nếu vợ chồng không có tài sản chung thì ghi “không có”.
+ Nếu vợ chồng có tài sản chung thì liệt kê cụ thể các loại tài sản.
+ Trong trường hợp nếu mà có tài sản chung và cả hai bên vợ chồng tự thỏa thuận được về vấn đề này thì người khai ghi không yêu cầu tòa án giải quyết.
+ Trong trường hợp mà vợ chồng không thống nhất được về các vấn đề tài sản thì phải liệt kê đầy đủ các thông tin tài sản trong bản tự khai đơn ly hôn kèm theo với các loại giấy tờ chứng minh cùng với các ý kiến của cá nhân mình về vấn đề chia tài sản đó để cho Tòa án xem xét và đưa ra quyết định.
– Về nợ chung của cả hai vợ chồng:
+ Nếu vợ chồng không có nợ, ghi “không có”.
+ Nếu vợ chồng có nợ chung thì phải cần thống kê đầy đủ các khoản nợ các tên tài sản vay, tên của người cho vay, thời gian hai vợ chồng phải trả, người trả,…và thỏa thuận về người mà có nghĩa vụ trả khoản nợ đó.
+ Trường hợp mà hai bên đều không thỏa thuận được hay không giải quyết được các khoản nợ đó trước khi hai người ly hôn thì phải ghi cụ thể khoản nợ và các thông tin của chủ nợ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét và đưa ra quyết định về nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn.
Lưu ý rằng: Bản tự khai ly hôn của các bên tại Toà án sẽ phải đảm bảo được về tính khách quan, thế nên người khai phải khai trực tiếp và phải có sự chứng kiến của các Cán bộ Toà án. Chính vì vậy, sẽ tuỳ theo sự bố trí của các cán bộ của Toà, việc khai bản tự khai ly hôn và nộp bản khai cũng sẽ có thể được gửi thông qua đường bưu điện.
3. Được hiểu như thế nào là bản tự khai ly hôn:
Bản tự khai ly hôn chính là một văn bản để được sử dụng ở trong quá trình tố tụng dân sự khi toà án giải quyết một vụ việc ly hôn. Đây chính là một văn bản để trình bày các ý kiến độc lập của mỗi bên vợ hoặc bên chồng. Trong trường hợp các bên đương sự không thể tự mình viết được thì thẩm phán giải quyết của vụ án sẽ trực tiếp lấy lời khai của các bên đương sự.
Bản tự khai ly hôn sẽ thường được thực hiện như sau: Thẩm phán người mà được chánh án phân công để xử lý vụ án sẽ phải có trách nhiệm triệu tập các bên đương sự để lấy lời khai. Hai vợ chồng (chính là các bên đương sự trong vụ án ly hôn) sẽ tự mình viết vào bản tự khai nhằm để trình bày toàn bộ các nguyện vọng, các mong muốn của mình về những vấn đề như tình cảm, về quyền nuôi con và các vấn đề về tài sản, công nợ.
Toà án sẽ dựa vào các nội dung mà các bên trình bày trong bản tự khai của các đương sự để làm các tài liệu chứng minh về các bên đồng thuận ly hôn tại Toà án, xác định về thời điểm được ra quyết định về công nhận thuận tình ly hôn đối với trường hợp là các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; còn đối với trường hợp là đơn phương ly hôn thì bản tự khai ly hôn chính là tài liệu.
Căn cứ pháp lý: