Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh ba miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Đặt câu hỏi
    • Yêu cầu báo giá
    • Đặt hẹn Luật sư

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Biểu mẫu

Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất

  • 14/08/202414/08/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    14/08/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh không chỉ dựa vào sự đánh giá của các giáo viên và còn được đánh giá theo bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh đó. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến các em học sinh mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là gì?
      • 2 2. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh: 
        • 2.1 2.1. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất:
        • 2.2  2.2. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất chuẩn nhất:
        • 2.3 2.3. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất chuẩn nhất:
      • 3 3. Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh cần những thông tin gì? 
      • 4 4. Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh: 

      1. Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là gì?

      Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là một văn bản mà ở đó học sinh dựa trên những tiêu chí như thái độ học tập, chấp hành nội quy trường lớp, ứng xử với thầy cô bạn bè…. để tự đưa ra những đánh giá về bản thân mình. 

      Xem xét trong năm học vừa qua bản thân học sinh đã đạt được những thành tích, ưu điểm nào, từ đó tích cực phát huy. Và ngược lại cần hạn chế loại và loại bỏ những nhược điểm còn tồn tại. Sau đó đưa ra lời hứa và cam kết trong năm học tới.

      Từ đó tự đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho bản thân và làm cơ sở để giáo viên xem xét, đánh giá và đưa ra kết loại hạnh kiểm cuối cùng. 

      2. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh: 

      2.1. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      ——-o0o———

      BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN

      Học kì… (năm học 20… – 20…)

      Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm của lớp:…

      Em tên là:…

      Học sinh lớp Trường:…

      Trong học kì… (năm học 20… – 20…) vừa qua, em đã có những ưu điểm cũng như khuyết điểm sau:

      – Về ưu điểm:…

      Hoạt động phong trào: Em đã nhiệt tình tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào của trường lớp.

      Học tập: Kết quả học tập của em có nhiều tiến bộ và đạt được danh hiệu học sinh khá/giỏi.

      Thái độ: Em đã luôn giữ thái độ chuẩn mực đối với thầy cô và bạn bè. 

      Đạo đức cá nhân: Em đã tích cực tu dưỡng và rèn luyện đạo đức trong năm học vừa qua.

      Vấn đề khác:…

      – Khuyết điểm: Trong học kì một vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:

      Lỗi vi phạm

      Số lần

      Vắng có phép, xin về

       

      Vắng không phép

       

      Không chuẩn bị bài

       

      Không làm bài tập

       

      Không học bài

       

      Bị điểm kém (<5)

       

      Không phù hiệu

       

      Không đồng phục

       

      Bị quản sinh phê bình

       

      Mất TT

       

      Bị phê bình ghi SĐB

       

      Đánh nhau

       

      Vô lễ với GV

       

      Vi phạm khác (Nếu có):…

      * Tự xếp loại hạnh kiểm:…

      * Ý kiến cá nhân:…

      Trên đây là bản tự kiểm về cá nhân của em. Rất mong giáo viên chủ nhiệm và ban cán bộ lớp xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.

      Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn trong học kỳ tới. Em xin cảm ơn!

      ………ngày…….tháng…….năm 20…..
      Học sinh (Ký và ghi rõ họ tên)

       2.2. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất chuẩn nhất:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      BẢN TỰ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM

      Năm Học 2022 – 2023

      Kính gửi Thầy (Cô) chủ nhiệm: …

      Họ và tên học sinh: …… Lớp …

      Sinh ngày: …… tháng … năm …

      Năm học 2022- 2023 vừa qua em tự nhận thấy bản thân có những ưu, khuyết điểm như sau:

      1. Ưu điểm: (Chấp hành nội quy, hoạt động phong trào, học tập)…..

      2. Khuyết điểm: (Ghi rõ những vi phạm, số lần vi phạm) …..

      PHẦN BÌNH XÉT HẠNH KIỂM CỦA TẬP THỂ LỚP 

      1. PHẦN NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG:

      …

      2. PHẦN NHẬN XÉT CỦA LỚP:

      ……

      Lớp xếp loại hạnh kiểm: …

      Lớp trưởng (Chi đội trưởng)

      3. PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN VÀ CHỦ NHIỆM

      ……

      Kết quả xếp loại hạnh kiểm của Em ……. là …

      ….., ngày …… tháng …. năm ….

      Thầy (Cô) chủ nhiệm

      (Ký và ghi rõ họ tên)

      2.3. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh mới nhất chuẩn nhất:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      ————-

      BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

      Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp……

      Họ và tên:…

      Học sinh lớp:… Trường:…

      Trong học kì…. năm học 2021-2022 vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau:

      + Ưu điểm:

      Trong học kỳ vừa qua, em đã đạt được những ưu điểm như sau:

      Học tập:…

      Kỷ luật:……

      Hoạt động phong trào:…

      Vấn đề khác:……

      + Về khuyết điểm:

      Tuy nhiên, em đã vi phạm những lỗi như sau:

      – Nghỉ học có phép:…….lần.

      – Nghỉ học không phép:…….lần.

      – Đi học muộn:……..lần.

      – Nói chuyện ồn ào trong giờ học:……..lần.

      – Gây rối, mất đoàn kết trong lớp:……..lần.

      – Vô lễ với giáo viên:……lần.

      Với những ưu và khuyết điểm trên, em xin đánh giá hạnh kiểm của cá nhân như sau:

      + Tự xếp loại hạnh kiểm:…

      Ngoài ra, em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp về lớp học trong học kỳ sắp tới, mong được thầy cô xem xét.

      + Ý kiến cá nhân:

      Trên đây là bản kiểm điểm cá nhân của em. Kính mong thầy/cô giáo xem xét, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho em.

      Học kỳ tới em hứa sẽ cố gắng học tập tốt, chấp hành nội quy và cống hiến nhiều hơn nữa cho lớp, cho trường. Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô rất nhiều!

      …., ngày… tháng… năm……

      Học sinh

      (Ký và ghi rõ họ tên)

      3. Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh cần những thông tin gì? 

      Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh yêu cầu cần đầy đủ các thông tin sau: 

      – Quốc hiệu, tiêu ngữ.

      – Họ tên người nhận (Thường là giáo viên chủ nhiệm).

      – Họ tên người viết. 

      – Thông tin về trường lớp. 

      – Trình bày những ưu điểm trong năm học vừa qua. 

      – Trình bày những khuyết điểm trong năm học vừa qua. 

      – Tự đánh giá về kết quả rèn luyện của bản thân.

      – Tự nhận hạnh kiểm phù hợp với quá trình rèn luyện của mình. 

      – Lời cảm ơn. 

      – Ngày tháng năm. 

      – Người viết ký và ghi rõ họ tên. 

      4. Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh: 

      Trước đây việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được dựa theo những quy định trong Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT. Nhưng hiện nay theo chính sách đổi mới giáo dục, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đang bắt đầu thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT. Tuy nhiên hiện nay thông tư này mới chỉ có hiệu lực đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 10. Cụ thể trong thông tư này quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh như sau: 

      “Điều 8: Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

      1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

      a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

      b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

      c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.

      2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học

      Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

      a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì

      – Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.

      – Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

      – Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

      – Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

      b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học

      – Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

      – Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.

      – Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.

      Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.”

      Ngoài ra thì việc đánh giá các học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 11, 12 trong năm học này vẫn dựa trên những quy định trong Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Đơn đăng ký tham gia cuộc thi Em vẽ trường học hạnh phúc
      • Mẫu hợp đồng gia công may mặc và hướng dẫn cách soạn thảo
      • Mẫu báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN CTT25/AC
      • Mẫu quyết định tạm dừng thi công, thông báo tạm dừng thi công
      • Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ
      • Mẫu hợp đồng môi giới thương mại bằng tiếng Anh, song ngữ
      • Mẫu phiếu bầu Ban chấp hành chi Đoàn mới và chuẩn nhất
      • Mẫu giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm và hướng dẫn cách viết
      • Mẫu đơn xin thuê đất mới nhất và hướng dẫn chi tiết cách viết
      • Mẫu quyết định tiếp nhận nhân sự, nhân viên chính thức chuẩn
      • Mẫu thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (NDA)
      • Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH, cổ phần
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đại diện xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm