Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng. Trong tố tụng thì nguyên đơn được trình bày ý kiến của mình để bảo vệ quyền và lợi ích, vậy Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn là gì?
Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn là mẫu văn bản ghi lại ý kiến của nguyên đơn về những vấn đề và thông tin cần thiết cho vụ án để bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn
Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn là mẫu văn bản để ghi lại ý kiến của nguyên đơn để trình bày trong quá trình tố tụng tại Tòa án
2. Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
*****o0o*****
Bản trình bày ý kiến của nguyên đơn
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN……TỈNH ……….
Tôi tên: ….sinh ngày ……
CMND số:…….cấp ngày……. Tại……
Nơi đăng ký HKTT: ………………….
Nghề nghiệp: ……..
Nơi công tác: …….
Là nguyên đơn trong vụ án …, hiện đang được
Nội dung sự việc:
Kính đề nghị Quý Tòa xem xét và giải quyết:
Tôi xin trân trọng và chân thành biết ơn.
Giấy tờ kèm theo:
….., ngày …tháng ……năm …….
Người khai
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong bản ý kiến
– Ghi chi tiết nội dung trong bản ý kiến
– Giấy tờ kèm theo( ghi các mẫu giấy tờ kèm theo)
– kí và ghi rõ họ tên
4. các thông tin liên quan:
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn
– Về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự: là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
– Về chủ thể:
Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Cụ thể, cơ quan bao gồm các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Cơ quan tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
+ Về phạm vi, mức độ tham gia tố tụng dân sự như sau:
Nguyên đơn là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định. Đối với nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án
Đối với Nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của nguyên đơn, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Đối Với Nguyên đơn là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Dói với Nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo
Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn trong tố tụng như sau:
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, về nguyên tắc, nguyên đơn cần sử dụng quyền của mình một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp nguyên đơn không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.
BLTTDS năm 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011, không có quy định nguyên đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, bác bỏ toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn; không có quy định nguyên đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; bác bỏ toàn bộ yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quy định này là không bình đẳng, vì bị đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; do đó, không đảm bảo được quyền lợi cho đương sự.
Khắc phục những thiếu sót nêu trên, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định rằng nguyên đơn được quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Điều này đảm bảo các đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.
Xuất phát từ nguyên tắc quyết định và tự định đoạt của đương sự, nguyên đơn được quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, từ giai đoạn nộp đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sở thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm, chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn có thể sử dụng quyền này bất cứ lúc nào. Tinh thần của Điều 244 BLTTDS năm 2015 quy định về việc xem xét, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện thể hiện tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện. Trường hợp có nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn đã rút. Trong phạm vi bài viết này, người viết phân loại quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn theo từng giai đoạn giải quyết vụ kiện dân sự:
– Trong giai đoạn nộp đơn khởi kiện và thụ lý vụ án:
Trước khi Tòa án thụ lý vụ kiện, nguyên đơn ở vị trí, vai trò của người khởi kiện. Sau khi Tòa án ban hành thông báo thụ lý vụ án, người khởi kiện tham gia vụ án với tư cách nguyên đơn. Khi đó, người khởi kiện – nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau:
+ Việc Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
+ Việc Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. Điều đó có nghĩa, người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
– Đối với thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Do đó, trong giai đoạn này, nguyên đơn có những quyền, nghĩa vụ là: Việc Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
Căn cứ vào những điều đã phân tích như trên thì bày ý kiến của nguyên đơn và các thủ tục tố tụng của nguyên đơn tại Tòa án phải được tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật về Tố tụng. Trên đây là thông tin về Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn và thủ tục tố tụng tại tòa án của nguyên đơn chi tiết nhất.