Trong quá trình thực hiện tố tụng tại tòa án thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ trình bày ý kiến của mình, Vậy mẫu bản trình bày ý kiến của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản trình bày ý kiến của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là gì?
Mẫu bản trình bày ý kiến của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là mẫu văn bản ghi lại ý kiến của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, trình bày những chi tiết sự việc trong vụ án
Mẫu bản trình bày ý kiến của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là mẫu văn bản để nộp lên cơ quan có thẩm quyền xem xét các yếu tố và yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án
2. Mẫu bản trình bày ý kiến của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 20…..
Mẫu Bản trình bày ý kiến của người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Kính gửi:
Tỉnh (Thành phố)……
Tên tôi là:……
Địa chỉ:……
Điện thoại:……
Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn ông (bà)………
và bị đơn ông (bà)…
Vụ án đang do TAND quận (huyện)………………(1) Tỉnh (Thành phố)………………..(2) thụ lý giải quyết.
Nay chúng tôi viết đơn này, đề nghị quý tòa xem xét và giải quyết yêu cầu độc lập của chúng tôi:………
Cụ thể như sau :……
Qua những điều trình bày trên đây, chúng tôi có yêu cầu độc lập và kính đề nghị quý tòa xem xét giải quyết như sau:…
Chúng tôi trông mong vào sự công minh của quý tòa.
Xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– án nhân dân tiếp nhận và xử lý đơn;
– Họ và tên, năm sinh, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại… của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Nội dung vụ việc làm dẫn tới tranh chấp;
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu
– mục tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu độc lập.
– Ở phần “Kính gửi” ghi rõ tên Tòa án đã gửi
– Ở phần “Người yêu cầu” phải ghi rõ tư cách tham gia tố tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án gì, thụ lý tại thời điểm nào, nguyên đơn và bị đơn là ai;
– Ở phần “Nội dung phản tố” nên trình bày vắn tắt lại diễn biến sự việc dẫn tới tranh chấp;
– Ở phần “Yêu cầu phản tố” phải nêu rõ ràng, cụ thể để Tòa án có căn cứ xem xét chấp nhận yêu cầu độc lập;
– Cuối đơn phải có ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người có yêu cầu độc lập.
4. Thủ tục tố tụng tại Tòa án:
– Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án;
+ Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự);
+ Những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các loại vụ việc dân sự sau:
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận như: vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm gò, khai thác (được quy định tại các điểm: k, m, n và điểm o khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự); và một số tranh chấp khác.
+ Đối với các vụ việc dân sự có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, tòa án nước ngoài.
+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài.
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để xét xử.
Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự:
Bước 1: Thụ lý vụ án:
Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền à báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 2: Hòa giải vụ án dân sự:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp hòa giải thành thì hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày
Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải
Bước 3: Chuẩn bị xét xử:
Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình được quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự thường phức tạp. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự và 01 tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử:
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 199 đến Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: Nguyên đơn, Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự, Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại. Trong một số trường hợp được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì có thể hoãn phiên tòa, nhưng thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm:
– Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Là thủ tục của Thư ký Tòa án gồm các công việc: Ổn định trật tự trong phòng xử án; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo Giấy triệu tập, Giấy báo của Tòa án; Phổ biển nội quy phiên tòa và Yêu cầu mọi người đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng xử án.
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa: gồm các công việc sau:
+ Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
+ Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch;
+ Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;
+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng;
– Thủ tục hỏi tại phiên tòa:
+ Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án;
+ Nghe đương sự trình bày về vụ án;
+ Tiến hành hỏi tại phiên tòa;
+ Công bố các tài liệu của vụ án
– Thủ tục tranh luận tại phiên tòa: Đây là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.
– Nghị án và tuyên án:
+ Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.
+ Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.
Căn cư BLTTDS 2015 như trên thì người có quyền và nghĩa vụ liên quan rất cần thiết trong quá trình tố tụng tại tòa án và trên đây là Mẫu bản trình bày ý kiến của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và Hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất.