Hiện nay, tại Việt Nam ngành nghề chăn nuôi vẫn đang được phát triển với nhiều mô hình khác nhau như chăn nuôi trang trại, chăn nuôi theo hộ gia đình. Để đi vào hoạt động thì các cơ sở chăn nuôi dựa theo mô kinh kinh doanh mà phải đáp ứng đủ các điều kiện chăn nuôi và đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi theo Luật chăn nuôi được hiểu là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Trong chăn nuôi được chia làm hai hình thức là: Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình; Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
Mẫu số 02.ĐKCN: Mẫu bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi là mẫu bản thuyết minh về chăn nuôi của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi thuyết minh về các thông tin cơ sở chăn nuôi gồm tên cơ sở chăn nuôi, họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi, địa chỉ chăn nuôi,… kèm theo các điều kiện chăn nuôi về đại điểm chăn nuôi, vị trí chăn nuôi và nhu cầu nguồn nước,..
Mẫu số 02.ĐKCN: Mẫu bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi được tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở chăn nuôi lập ra để thuyết minh về điều kiện chăn nuôi dựa trên các mục thông tin của cơ sở đăng ký hoạt động chăn nuôi như tên cơ sở chăn nuôi, họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi, địa chỉ chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi của cơ sở
2. Mẫu số 02.ĐKCN: Mẫu bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi:
Mẫu số 02.ĐKCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN THUYẾT MINH
Về điều kiện chăn nuôi
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
1. Tên cơ sở chăn nuôi: ………
2. Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi: ………
3. Địa chỉ: ………. Số điện thoại: ………….. Email: …….…
4. Hình thức xây dựng (mới/cũ/mở rộng): …………
5. Tổng diện tích cơ sở chăn nuôi: ………….m2, trong đó:
a) Diện tích chuồng nuôi (m2): ………
b) Diện tích khu xử lý chất thải (m2): ………
II. ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI
1. Địa điểm xây dựng:
a) Vị trí xây dựng: ………
b) Nhu cầu nước (m3/năm): ………
c) Trữ lượng cung cấp nước (m3/năm): ………
2. Chuồng trại chăn nuôi: Mô tả khái quát về thiết kế tổng thể, bố trí mặt bằng trang trại, kiểu chuồng, trang thiết bị.
3. Bản sao, chụp tài liệu chứng minh có biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Sổ sách quản lý: Sổ ghi chép phục vụ quá trình chăn nuôi.
CHỦ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
Ký tên, đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 02.ĐKCN: Mẫu bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu: Mẫu bản thuyết minh
– Thông tin chung về cơ sở chăn nuôi
– Điều kiện chăn nuôi
– Ký xác nhận
4. Một số quy định liên quan điều kiện chăn nuôi:
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
4.1. Điều kiện chăn nuôi:
Căn cứ theo Điều 53
Đối với cơ sở chăn nuôi kinh doanh chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi được tính là tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
– Điều kiện để chăn nuôi trang trại được quy định tại Điều 55 Luật chăn nuôi.
Về bảo đảm vị trí xây dựng trang trại: các chuồng được xây trên một diện tích đất rộng hơn so với diện tích xây chuồng, đảm bảo được nhiệt độ ấm về mùa đông, mát về mùa hè, nằm ở vị trí cáo ráo, thoáng đãng, dễ thoát nước và được xây dựng gần nguồn nước, cung ứng thức ăn, nguồn điện, tạo điều kiện dễ dàng trong việc chăn nuôi.
– Bảo đảm biện pháp bảo vệ môi trường và trang thiết bị chăn nuôi trang trại như: có nơi chứa chất thải không sả thải ra môi trường, có khu chế biến thức ăn và khu cách ly những con vật bị lây dịch tả đáp ứng khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
– Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc, lưu giữ hồ sơ trong tối thiểu là 01 năm, sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi:
Căn cứ theo Điều 57 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
– Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định là tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi ví dụ như cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn, trâu, bò bằng việc hỗ trợ miễn phí tinh bò đực giống chất lượng cao, hỗ trợ tinh lợn chất lượng cao nhằm cải tạo đàn giống trên địa bàn, nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn thương phẩm cung cấp cho thị trường, hồ trợ cải tạo, xây dựng các công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi,….
– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền được tập huấn, đào tạo về các kỹ năng trong chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi và tiêm phòng trong những thười gian có đại dịch;
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã
– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi ví dụ như không cho vật nuôi tiếp xúc qua hàng rào với động vật bên ngoài, không nuôi hỗn độn nhiều lứa, nhiều giống và vật nuôi có nhiều độ tuổi khác nhau trong cùng chuồng, dãy để ngừa dịch bệnh xâm nhập vào trại khi có lứa vật nuôi mới.
Kết hợp các biện pháp an toàn như làm sạch dụng cụ chăn nuôi theo phương pháp mỗi khu chuồng nên có dụng cụ chăn nuôi riêng, dụng cụ chăn nuôi mang vào hoặc mang ra khỏi trại cần được rửa sạch và khử trùng bên trong, bên ngoài và sau thời gian khử trùng cần thiết mới dùng.
Như vậy, từ những nội dung nêu trên ta thấy đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi đầu tiên là phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chăn nuôi để kiểm soát hoạt động. Theo đó, được yêu cầu Nhà nước hỗ trợ các chính sách chăn nuôi, theo học các buổi đào tạo chuyên sâu và thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh trong chăn nuôi đảm bảo phát triển một cách hoàn thiện.