Để chất lượng thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn và chất lượng đảm bảo thì việc thức ăn có thủy sản cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy, Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về định nghĩa của bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có nội dung là gì? thì chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm văn bản thuyết minh là gì? Theo từ điển luật học thì văn bản thuyết minh được định nghĩa là là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì thuật ngữ thức ăn thủy sản được quy định cụ thể như sau: “Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản chính là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản đáp ứng điều kiện luật định như thỏa mãn điều kiện về địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại; Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm; Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất; Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm,…Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản thể hiện sự cho phép để các cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản. Do đó, Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản đã hướng dẫn chi tiết các điều kiện để được công nhận cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản như sau:
– Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại. Bởi lẽ có quy định này là do, nếu cơ sở sản xuất mà ở trên địa bạn bị ô nhiễm thì không ảnh hưởng nhiều thì cũng ảnh hưởng ít đến chất lượng thức ăn thủy sản được sản xuất ra bởi vì có liên quan đến nguồn nguyên liệu. không những thế việc môi trường làm việc ô nhiễm cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động làm việc trong cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản.
– Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài. Việc này để đảm bảo việc quản lý về chất lượng sản phẩm phải đảm bảo không tiếp xúc với môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến nguyên liệu sản xuất và các vấn đề liên quan khác theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm. Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp; Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
– Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất. Cần phải tiến hành thử nghiệm thức ăn trước khi đưa ra tiêu thụ ngoài thì trường để tránh những hậu quả không mong muốn làm ảnh hưởng đến nguồn lợi từ thủy sản và khó khắc phục được
– Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học. Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất, nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
– Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
Như vậy, có thể thấy rằng, Việc ra đời của Nghị định 26/2019/NĐ-CP đã giải quyết các vần đề về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng và các quy định khác về thủy sản nói chung trong Nghị Định này. Không những thế, mà bởi những quy định rõ ràng để việc quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với việc sản xuất thức ăn thủy sản được thuận tiện hơn và các cơ sở sản xuất cũng dựa vào các quy định của pháp luật để thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Chủ thể bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản là Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Đây là căn cứ để chứng minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản của cá nhân, tổ chức là có cơ sở, có hiệu quả, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đánh giá, xem xét và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Bản thuyết minh còn là căn cứ để thuyết minh và xác định về cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản
Bằng việc nộp bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá được tình hình của cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, từ đó đưa ra quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản đủ điều kiện, hơn nữa, việc đưa ra một bản huyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản đầy đủ, chi tiết chứng minh tính tuân thủ pháp luật, sự tâm huyết và sẽ tạo được nhiều thuyết phục trong việc thuyết minh của cơ sở mình đối với cơ quan có thẩm quyền.
2. Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
(Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản số ……… ngày ….tháng …. năm…..)
1. Tên cơ sở: ….
– Địa chỉ sản xuất: ….
– Số điện thoại: …. Số fax: …. E-mail: ….
2. Sản phẩm dự kiến sản xuất: ….
3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)
– Thực hành sản xuất tốt (GMP) | Có □ | Không □ |
– Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) | Có □ | Không □ |
– Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000) | Có □ | Không □ |
– Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) | Có □ | Không □ |
– Hệ thống khác: …. | Có □ | Không □ |
4. Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
a) Địa điểm sản xuất: ….
b) Nhà xưởng, trang thiết bị: ….
c) Phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất: ….
d) Hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học: ….
đ) Nhân viên kỹ thuật: ….
e) Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh gồm: ….
g) Danh sách sản phẩm kèm theo: ….
…, ngày … tháng … năm 20…..
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản:
– Tên cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, địa chỉ sản xuất, số điện thoại: …. Số fax: …. E-mail; Sản phẩm dự kiến sản xuất
– Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)
– Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
– Địa danh.
– Quyền hạn, chức vụ của người ký.
– Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
– Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.