Để tạo ra nguồn thức ăn cho thủy sản đảm bảo chất lượng thì các cơ sở thực hiện thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản để có thể đưa ra được các yếu tố như dinh dưỡng và phù hợp với từng loại thủy sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản là gì?
- 2 2. Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
- 3 3. Hướng dẫn làm mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
- 4 4. Trình tự, thủ tục đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
- 5 5. Yêu cầu đối với quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới:
1. Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản là gì?
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì thuật ngữ thức ăn thủy sản được quy định cụ thể như sau:
14. Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
Theo đó có thể hiểu đơn giản là thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống hay là những dạng để ó thể dùng bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng như các loại nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. thức ăn thủy sản phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho chăn nuôi thủy sản. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
+ Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng;
+ Thông tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản (19.NT) là mẫu với các nội dung và thông tin về việc thuyết minh các điều kiện cơ bản để khảo nghiệm thức ăn thủy sản theo quy định, với mục đích để có thể tạo ra nguồn thức ăn chăn nuôi thủy sản chất lượng, hiệu quả và cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho thủy sản.
2. Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
Mẫu số 19.NT
BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM (1)
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thông tin cơ sở: ………(2)
Tên cơ sở: …
Địa chỉ trụ sở: …
Địa điểm khảo nghiệm: …
Số điện thoại: ……… Số fax: ….. Email: …
2. Điều kiện cơ sở phục vụ khảo nghiệm (3)
a) Đối với hệ thống nuôi thủy sản tập trung trong ao, đầm
b) Đối với hệ thống nuôi thủy sản tập trung trong lồng bè
c) Đối với hệ thống sản xuất giống thủy sản
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm (4)
a) Thiết bị, dụng cụ thu mẫu, bảo quản mẫu
b) Thiết bị, dụng cụ phân tích các yếu tố môi trường, dư lượng
c) Thiết bị, dụng cụ xác định các chỉ tiêu sinh trưởng động vật thủy sản
d) Các thiết bị khác theo yêu cầu của đề cương khảo nghiệm
4. Người phụ trách kỹ thuật, nhận lực thực hiện khảo nghiệm
5. Các điều kiện khác có liên quan
6. Các công trình, kết quả nghiên cứu khác có liên quan
…….., ngày… tháng… năm 20….
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM (5)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
(1) Ghi thông tin cơ bản của cơ sở
(2) Ghi tên mẫu đơn, Bản thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản
(3) Ghi đầy đủ các điều kiện cơ sở phục vụ khảo nghiệm
(4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm gồm những gì? Liệt kê chi tiết.
(5) Đại diện cơ sở khảo nghiệm (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Trình tự, thủ tục đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
4.1. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
+ Đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản (theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP);
+ Đề cương khảo nghiệm;
+ Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo các tiêu chí quy định;
+ Chuẩn bị 01 bộ
Như vậy có thể thấy, trong bất kì thủ tục hành chính nào hồ sơ đi kèm cũng rất quan trọng vì nó cung cấp và lưu giữ các thông tin co bản, đối với hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi cũng vậy, phải thực hiện đầy đủ về giấy tờ theo quy định của pháp luật.
4.2. Trình tự thực hiện đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
Bước 1: Thực hiện việc tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi theo quy định của pháp luật hoặc Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Theo đó cần tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật.
4.3. Thời gian giải quyết đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
Thời gian giải quyết theo quy định là không quá 35 ngày làm việc và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ thì không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký khảo nghiệm.
Thời gian giải quyết theo quy định đói với việc thẩm định hồ sơ, thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm theo quy định là không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Yêu cầu đối với quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới:
Yêu cầu được đặt ra đối với khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi đó là theo thẩm quyền của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phù hợp với từng đối tượng vật nuôi thủy sản được nuôi trong khu vực. Đối với những loại đối tượng vật nuôi chưa có quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì khảo nghiệm theo quy trình do cơ sở khảo nghiệm tự xây dựng và được hội đồng thẩm định đề cương khảo nghiệm do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi thành lập chấp nhận thì mới có giá trị. Quy trình khảo nghiệm phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể như sau:
5.1. Kiểm tra ban đầu khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
Đầu tiên để kiểm tra khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi thủy sản không thể thiếu bước đưa ra những tiêu chí đánh giá trong phòng thí nghiệm về những yếu tố hóa học trong loại thức ăn thủy sản, các chất dinh dưỡng, các chất độc hại của thức ăn khảo nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng công bố, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và yêu cầu của hội đồng thẩm định đề cương khảo nghiệm.
5.2. Đánh giá tác động của sản phẩm trên vật nuôi:
Sau khi đã kiểm tra ban đầu về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi thì cần đánh giá tác động của sản phẩm trên vật nuôi về khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất của vật nuôi và môi trường, đảm bảo các yêu cầu:
+ Thời gian khảo nghiệm ít nhất một chu kỳ nuôi hoặc một giai đoạn nuôi, số lần lặp lại của mỗi công thức khảo nghiệm tối thiểu là 03 lần;
+ Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của vật nuôi;
+ Yếu tố kỹ thuật cần được đảm bảo thống nhất trong quá trình khảo nghiệm: Chất lượng con giống đưa vào khảo nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; mật độ nuôi đúng theo tiêu chuẩn hoặc quy trình kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các lô thí nghiệm và đối chứng có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ khác biệt lô thí nghiệm và đối chứng là thức ăn khảo nghiệm.
5.3. Các chỉ tiêu theo dõi khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
– Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất của vật nuôi;
– Tỷ lệ nuôi sống, trạng thái sức khỏe qua các giai đoạn phát triển của vật nuôi;
– Hệ số chuyển hóa thức ăn;
– Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại khác trong sản phẩm vật nuôi và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm);
– Đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường trong quá trình nuôi có liên quan đến đặc tính sản phẩm (đối với thức ăn thủy sản);
– Các chỉ tiêu khác có liên quan (nếu có).
Theo đó có thể thấy pháp luật đã quy định về các chỉ tiêu khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mà dựa theo đó chúng ta phải đáp ứng đầy đủ để thực hiện sản xuất thức ăn thủy sản chất lượng và hiệu quả hơn.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thủy Sản 2017