Hiện nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu mà còn là một thị trường tiêu thụ thủy sản tiềm năng cho nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Dưới đây là mẫu bản thuyết minh đặc tính sinh học thủy sản nhập khẩu có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản thuyết minh đặc tính sinh học thủy sản nhập khẩu:
TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN Số: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
BẢN THUYẾT MINH ĐẶC TÍNH SINH HỌC THỦY SẢN SỐNG NHẬP KHẨU
1. Tên thủy sản sống nhập khẩu bằng tiếng Việt: … tên khoa học: … tên tiếng Anh (nếu có): …
2. Phân bố: …
3. Nguồn gốc thủy sản sống:
a) Nuôi trồng ;
b) Khai thác từ tự nhiên.
Mô tả tình hình khai thác, sản lượng khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản sống của quốc gia xuất xứ đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác: …
4. Thủy sản sống nhập khẩu vào Việt Nam có là thủy sản biến đổi gen không?
– Có;
– Không.
5. Đặc điểm sinh học thủy sản sống
a) Phân loại: …
b) Môi trường sống tự nhiên: …
c) Đặc điểm hình thái: …
d) Đặc điểm dinh dưỡng: …
đ) Đặc điểm sinh trưởng: …
e) Đặc điểm sinh sản, đặc biệt là khả năng thành thục, tuổi thành thục, kích cỡ trung bình khi thành thục, khả năng sinh sản, khả năng tự thiết lập quần thể trong tự nhiên: …
g) Các bệnh và tác nhân gây bệnh: …
h) Dự báo tác động đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người (nếu có): …
i) Tài liệu tham khảo: …
6. Giá trị dinh dưỡng của thủy sản sống: …
7. Thông tin về những quốc gia đã cho phép nhập khẩu thủy sản sống này: …
Chỉ rõ nguồn tài liệu tham khảo như bài báo khoa học, kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học có uy tín của quốc gia, quốc tế.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)
2. Trường hợp nào phải được đánh giá rủi ro khi cấp phép nhập khẩu thủy sản sống?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sửa đổi tại Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản), có quy định cụ thể về các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó:
– Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp bắt buộc phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh hoặc phục vụ cho mục đích giải trí;
– Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro như sau:
+ Thuỷ sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, nhập khẩu để làm cảnh, phục vụ cho hoạt động giải trí đã được đánh giá rủi ro;
+ Thủy sản sống nhập khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học;
+ Thuỷ sản sống nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động trưng bày tại các địa điểm hội chợ, triển lãm.
Theo đó thì có thể nói, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loại thuỷ sản được phép kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam và thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ không phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro trong quá trình cấp phép nhập khẩu.
3. Quy trình cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản), có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp bắt buộc phải tiến hành hoạt động đánh giá rủi ro. Cụ thể như sau:
– Cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau: Đơn đề nghị cấp phép, bản thuyết minh đặc tính sinh học của thuỷ sản sống nhập khẩu (như mẫu phân tích nêu trên), kế hoạch kiểm soát thuỷ sản sống nhập khẩu, các loại giấy tờ khác khi được yêu cầu;
– Tổ chức, cá nhân gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thủy sản theo hình thức trực tuyến, hình thức trực tiếp, hoặc có thể gửi thông qua dịch vụ bưu chính. Trong khoảng thời gian không quá 02 ngày làm việc được tính kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thủy sản sẽ xem xét tính đầy đủ và tính hợp pháp của thành phần hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ thì sẽ yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiếp nhận hồ sơ;
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thủy sản sẽ tiến hành thủ tục thẩm định hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không hợp lệ thì cần phải thông báo bằng văn bản cho các tổ chức và cá nhân, trong đó nêu rõ lý do chính đáng. Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu, cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;
– Tổng cục thủy sản sẽ trả giấy phép nhập khẩu thủy sản sóng trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc thông qua cơ chế một cửa quốc gia. Trong trường hợp giấy phép bị mất hoặc giấy khác bị hư hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu nhập khẩu, thay đổi đối với kích cỡ các loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức và cá nhân nhập khẩu trên giấy phép, thì tổ chức và cá nhân cần phải nộp đơn đề nghị gửi đến Tổng cục thủy sản để thay đổi thông tin. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Tổng cục thủy sản sẽ cấp lại giấy phép. Trong trường hợp không cấp lại thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Đồng thời cần phải lưu ý, hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT. Theo đó, hiệu lực của giấy phép nhập khẩu thủy sản sống không vượt quá 12 tháng được tính kể từ ngày cấp, riêng đối với hiệu lực của giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại các khu hội chợ/triển lãm căn cứ dựa trên đề suất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ/triển lãm đó, tuy nhiên không vượt qua thời điểm kết thúc hội chợ/triển lãm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;
– Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản;
– Quyết định 4953/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đính chính Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác và Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 về sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: