Hiện nay, không khó để bắt gặp trường hợp học sinh vì nhiều lý do khác nhau mà không thuộc bài, tự nhận lỗi của học sinh. Khi không thuộc bài thì các thầy, cô giáo hoàn toàn có thể yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm không thuộc bài và tự nhận lỗi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài, tự nhận lỗi của học sinh:
1.1. Mẫu 01:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM KHÔNG THUỘC BÀI
Kính gửi ban giám hiệu trường: …
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: …
Tên em là …Là học sinh lớp …
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Nội dung sự việc: … (trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: … (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cảm ơn!
…, ngày … tháng … năm
Chữ ký học sinh (Ký, ghi rõ họ tên) | Chữ ký phụ huynh (Ký, ghi rõ họ tên) |
1.2. Mẫu 02:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: – Ban giám hiệu trường…
– Giáo viên chủ nhiệm lớp…
Em tên là:… Học sinh lớp:…
Nơi ở:…
Hiện ở với (áp dụng đối với học sinh không sinh sống cùng với cha mẹ):…
Họ tên cha:.. Số điện thoại:…
Họ tên mẹ:… Số điện thoại:…
Số điện thoại liên lạc gần nhất (áp dụng đối với học sinh không sinh sống cùng với cha mẹ):…
Vi phạm nội quy vào ngày…tháng…năm… Vi phạm lần thứ:…
Nội dung vi phạm:
thuộc điều… trong Nội quy, quy chế của trường…..
Em nhận thấy việc làm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với mức độ cao hơn.
… Ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
2. Nội dung, bố cục mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài, tự nhận lỗi của học sinh:
Bản kiểm điểm không thuộc bài, tự nhận lỗi của học sinh được hiểu là văn bản do học sinh tự soạn thảo hoặc dựa theo mẫu có sẵn. Nội dung bản kiểm điểm không thuộc bài, tự nhận lỗi của học sinh ghi lại nội dung không học thuộc bài của học sinh nhằm kiểm điểm lại hành vi vi phạm không thuộc bài, cũng như sự hối lỗi, biết cách nhận lỗi lầm của học sinh từ đó cam kết không tái phạm và có những định hướng để rút kinh nghiệm.
Bản kiểm điểm không thuộc bài, tự nhận lỗi của học sinh thường được viết sau lần học sinh vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường khi không thuộc bài, tự nhận lỗi lầm hoặc có thể được viết sau khi kết thúc một tuần học hoặc một kỳ học, một năm học.
Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài, tự nhận lỗi của học sinh có bố cục bao gồm các nội dung cơ bản sau:
(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc;
(2) Tên văn bản:
(3) Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp ….; Ban Giám hiệu trường ….,
(4) Thông tin học sinh: Họ và tên học sinh và lớp;
(5) Nội dung kiểm điểm, tường trình lại sự việc: Nêu rõ thời gian xảy ra hành vi không thuộc bài, tự nhận lỗi (Ngày/tháng/năm, ca học, tiết học thuộc bộ môn, giáo viên giảng dạy,…) trình bày những hành đã làm và những hạn chế, nguyên nhân của những hành vi đó;
– Học sinh thành thật thừa nhận lỗi sai đồng thời cam kết không xảy ra tình trạng không học thuộc bài, biết tự nhận lỗi về bản thân và rút kinh nghiệm.
(6) Thời gian, địa điểm viết
(7) Chữ ký phụ huynh, chữ ký học sinh;
Bố cục bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối tuần học, học kỳ hoặc năm học bao gồm những nội dung cơ bản sau:
(1) Quốc hiệu, tiêu ngữ.
(2) Tên văn bản:
(3) Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp ….; Ban giám hiệu trường ….;
– Trong học kỳ…. năm học…… hoặc trong năm học………… em nhận thấy bản thân đã có những ưu điểm, khuyết điểm sau:
Thứ nhất, Về mặt ưu điểm: (i) Trong học tập; (ii) Trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác;
Thứ hai, Về mặt khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân).
– Tự đánh giá và xếp loại hạnh kiểm của bản thân;
– Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm;
– Chữ ký học sinh viết bản kiểm điểm.
3. Thực trạng học sinh vi phạm lỗi hiện nay:
Hiện nay, văn hóa – xã hội phát triển hội nhập cùng với đó vấn đề giáo dục được Nhà nước ta ưu tiên đặt lên hàng đầu. Không hiếm khi bắt gặp trường hợp học sinh chăm ngoan học tập, đạt nhiều thành tích trong học tập, kỳ thi, hội thi do Nhà nước cũng như các tổ chức tổ chức ra. Tuy nhiên, trái ngược với đó là hình ảnh học sinh chán nản, không thuộc bài, vi phạm nội quy, quy chế của Nhà trường, học sinh có hành động, suy nghĩ lệch lạc xảy ra thường xuyên. Bởi vậy, giáo dục tốt nhằm hướng các em có ý thức học tập tốt chính là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm loại bỏ tình trạng này.
Những năm gần đây, xảy ra tình trạng nhiều học sinh có thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập, thậm chí có không ít học sinh xem thường tri thức từ sách vở. Hiện tượng học sinh lười biếng không học thuộc bài, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng học tập của chính bản thân các em và việc giảng dạy của giáo viên. Nhiều học sinh bỏ học, trốn học, nghiện game online, mạng xã hội, giao du với nhóm người xấu, sử dụng chất kích thích,… diễn ra phổ biến ở các trường học đặc biệt là trường học tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong giờ học, xuất hiện tình trạng học sinh thiếu nghiêm túc trong học tập, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, gây mất trật tự trong giờ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số lượng học sinh phải viết bản kiểm điểm, tự nhận lỗi trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Vấn đề bạo lực học đường ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 1 năm, trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh có hành vi bạo lực học đường trong và ngoài trường. Hành vi bạo lực học đường được hiểu là hành vi hành hạ ngược đãi, đánh đập; xâm hại đến sức khỏe, thân thể; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh khác, có hành vi xua đuổi, cố ý gây tổn hại về tinh thần, thể chất. Bạo lực học đường có thể thể hiện ở các dạng như bạo lực bằng thể chất, bạo lực bằng lời nói, bạo lực tâm lý; bạo lực xã hội; bạo lực điện tử,…
Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, cụ thể:
Một là, tình trạng bạo lực xảy ra thường xuyên đối với học sinh có độ tuổi chủ yếu từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo như nghiên cứu, đây là độ tuổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng nhạy cảm bởi có sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Các em chưa thực sự làm chủ được nhận thức, hành động bản thân dễ bực tức, cáu gắt, ghét bỏ, dẫn đến có những hành vi gây bạo lực học đường.
Hai là, hầu hết các em có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Nhà trường như không học thuộc bài, bạo lực học đường thì đa phần các em điều có gia đình, bố hoặc mẹ bận rộn kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, nhiều gia đình các em, bố và mẹ ly hôn các em về sinh sống cùng ông/bà nội, ông/bà ngoại cực kỳ thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ.
Ba là, nhiều phụ huynh do áp lực cơm áo, gạo tiền, áp lực điểm số, áp lực lựa chọn trường “tốt” cho con sau này mà chỉ chú trọng đến điểm số, xếp hạng, thành tích của con mà quên đi tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách, kỹ năng, phẩm chất cho học sinh.
Bốn là, hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và không có sự kiểm duyệt chặt chẽ các nội dung, tin tức nhạy cảm, thông tin sai sự thẩm trên mạng xã hội như Facebook, zalo, tiktok với nội dung không thực sự lành mạnh. Thông qua các hành vi bạo lực trong phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game với xu hướng bạo lực tràn lan trên mạng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh đang trong độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường.