Đảng viên phải đảm bảo tuân thủ các quy định đối trong quy định, điều lệ Đảng nói chung với chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nói riêng. Trường hợp sinh con thứ 3 là vi phạm. Do đó, Đảng viên cần viết bản kiểm điểm để nhận thức các lỗi sai cũng như nhận các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn viết bản kiểm điểm :
Mẫu này xác định cho hình thức, nội dung cần trình bày. Là mẫu chung thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước. Mang đến các đồng bộ trong triển khai và thực hiện kiểm điểm của Đảng viên vi phạm. Qua đó cung cấp hiệu quả các thông tin cần thiết trong xác định và tiến hành xử lý vi phạm.
Cách thức và lưu ý khi tiến hành soạn thảo:
Để soạn thảo một bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3. Với mẫu được cung cấp theo những yêu cầu cần thiết triển khai về nội dung và hình thức. Thì về cơ bản cần có đầy đủ những nội dung sau:
– Tên Đảng bộ, chi bộ. Xác định với cơ quan tiến hành quản lý trực tiếp Đảng viên. Trong đó, cơ quan cũng có quyền tiếp nhận, xử lý các vi phạm trong thẩm quyền.
– Tên tiêu đề là
– Thông tin của người viết bản kiểm điểm: Giúp xác định đối với việc phân biệt các cá nhân. Cũng như thông tin với việc gia nhập vào tổ chức Đảng. Thực hiện với các nội dung sau: Ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh. Thông tin đơn vị công tác. Ngày vào Đảng, ngày chính thức gia nhập.
– Nội dung kiểm điểm
Xác định đối với các thông tin đối với thực hiện vi phạm.
+ Vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình – cụ thể là sinh con thứ 3
+ Nguyên nhân vi phạm: Nêu với các nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo biện pháp kế hoạch hóa. Trong khi đây là một nghĩa vụ phải bảo đảm tuân thủ.
+ Hình thức xử phạt khiển trách đối với trường hợp sinh con thứ 3. Đây là hình thức kỷ luật do Đảng viên nhận về đối với các tính chất tự kiểm điểm trong tính chất và mức độ vi phạm.
– Lời hứa: Thực hiện, bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Không tái phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định. Cũng như các cam kết đối với chấp nhận hình thức xử lý.
– Ngày tháng năm viết bản kiểm điểm.
– Ký và ghi rõ họ và tên người viết bản kiểm điểm trên. Thể hiện với các ý chí, suy nghĩ được thực hiện.
2. Mẫu bản tự kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3:
Bản tự kiểm điểm được thực hiện theo mẫu dưới đây:
ĐẢNG BỘ ………………….. Chi bộ: ……………………. | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Họ và tên: ……………………………..
Ngày sinh:………………………………
Đơn vị công tác:………………………
Ngày vào Đảng: …………. Ngày chính thức:………………
Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:
– Hiện nay tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 3.
Nguyên nhân sai phạm:
…………………………..
…………………………
…………………………
– Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau:
– Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.
– Với quy chế xử lý kỷ luật đã được ban hành, bản thân tôi tự nhận hình thức kỷ luật: Khiển trách.
Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định.
………., ngày … tháng … năm ………. Người viết kiểm điểm |
3. Đảng viên sinh con thứ 3 bị kỷ luật như thế nào?
Hình thức xử lý vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Quy định tai điều 27 Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Trong đó xác định với khác nhau đối với trường hợp, tính chất và mức độ vi phạm.
– Trường hợp 1:
Sinh con thứ ba bị xử lý theo hình thức khiển trách. Đối với việc tự nhận thức và xin chịu đối với hình thức kỷ luật tương ứng. Đây được xem là hình thức đầu tiên trong vi phạm ở nội dung này. Bởi theo quy định, Đảng viên chỉ được phép có từ một đến hai con. Trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.
– Trường hợp 2:
Vi phạm trước đó đã bị xử lý kỷ luật như ở trường hợp 1. Đảng viên đã thực hiện sinh con thứ ba và đã chịu các trách nhiệm về chấp hành khiển trách. Mà vẫn tái phạm sinh con thứ tư. Trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.
Có thể thấy với các tính chất, mức độ cao hơn trong vi phạm pháp luật. Các tái phạm đương nhiên phải được xác định với hình thức xử phạt nặng hơn. Khi đó, Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Mang đến các nguy cơ cũng như các bất lợi đối với thực hiện quyền và nhận lợi ích ở một số hoạt động trong quá trình thực hiện công việc.
Nghiêm trọng hơn là cách chức trong trường hợp có chức vụ. Mất đi các giá trị nghề nghiệp đang phấn đấu.
– Trường hợp 3:
Đã vi phạm quy định theo trường hợp 1, trường hợp 2 mà tái phạm sinh con thứ 5 trở đi. Các vi phạm càng nghiêm trọng khi không có sự tôn trọng với các quy định pháp luật. Các hình thức xử lý chưa đủ sức cảnh cáo, giáo dục, tác động nhận thức.
Hoặc nhận nuôi con nuôi nhưng thực chất đó là con đẻ. Việc khai báo không trung thực đối với con cùng quan hệ huyết thống mà người Đảng viên hoàn toàn biết rõ. Hoặc cho con đẻ để cố tình nhằm sinh thêm con ngoài theo quy định. Để được sinh nhiều con so với số lượng con đảm bảo về kế hoạch hóa.
Các hình thức này mang đến sự không trung thực. Cố tình lé trách các quy định pháp luật trong mục đích tìm kiếm các lợi ích riêng. Trong khi vi phạm đến nghĩa vụ phải đảm bảo thực hiện. Với các hình thức gian dối này, hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng.
4. Khi nào Đảng viên sinh con thứ 3 được kết nạp lại vào Đảng?
Hiện nay, Đảng viên bị khai trừ có thể được kết nạp lại vào Đảng. Các điều kiện kết nạp lại Đảng viên sinh con từ thứ 3 trở lên có phần thay đổi hơn trước. Thể hiện với các tiêu chuẩn cần đảm bảo trong cố gắng, nỗ lực và phấn đấu nhiều hơn. Mang đến các giá trị đóng góp cho hoạt động Đảng. Từ đó mang đến hiệu quả đối với hoạt động quản lý, tổ chức lãnh đạo đất nước.
Cụ thể, theo Điều 4 của Quy định 05/QĐ-TW, các điều kiện được liệt kê. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định linh động trong trường hợp đảng viên sinh con thứ 3, thứ 4 bị khai trừ khỏi đảng. Có thể được xem xét việc kết nạp lại vào Đảng khi có đầy đủ điều kiện cụ thể là:
– Đáp ứng đúng các điều kiện, tiêu chuẩn trong tổ chức hoạt động Đảng. Với các thống nhất từ trên xuống trong tính chất đảm bảo quản lý nhà nước. Thỏa mãn theo quy định từ Điều lệ Đảng. Các hướng dẫn, quy định từ Trung ương. Cũng như gắn với yêu cầu từ thực tế trong công tác xây dựng Đảng tại đơn vị, địa phương.
– Nếu là người có uy tín trong đơn vị, cộng đồng, cơ quan. Với chất lượng thực hiện hiệu quả công việc. Tư tưởng, đóng góp giá trị đối với xây dựng và phát triển các hoạt động thực tế. Hiệu quả đối với khai thác và tìm kiếm lợi ích cho nhân dân. Ngoài ra cần phải có sự đánh giá cao trong kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chức trách của mình. Tự ý thức về trách nhiệm với nhân dân thông qua cấp ủy nơi cư trú và nơi công tác đánh giá.
– Các khoảng thời gian khác nhau trong quy định về thực hiện phấn đấu. Trong đó cũng gắn với tính chất, mức độ đối với các hành vi vi phạm thực hiện trên thực tế.
+ Đối với trường hợp sinh con thứ 3: Cần phải phấn đấu ngắn nhất thời gian 24 tháng.
+ Trường hợp sinh con thứ 4 : Cần phải phấn đấu ngắn nhất thời gian 36 tháng.
Tính từ ngày sinh con cho đến khi chi bộ có cuộc họp xét đề nghị kết nạp Đảng. Đảm bảo trong hiệu quả định hướng trong công việc quản lý. Cũng như tham gia đối với tổ chức Đảng, trong cơ quan nhà nước. Để mang đến các đảm bảo thực hiện chức danh, nghiệp vụ. Cống hiến các giá trị đối với quản lý, tìm kiếm các lợi ích tốt hơn trong tiếp cận kinh tế, xã hội đất nước.
Căn cứ pháp lý:
– Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm;
– Quy định 05-QĐi/TW 2018 về kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào đảng.