Để đảm bảo được một sự quản lý đồng bộ, nhất quản, tránh chống chéo thì cơ chế đăng ký và sử dụng tên miền phải thực sự chặt chẽ. Để được sử dụng tên miền, thì theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu phải đăng ký với Nhà đăng ký tên miền. Vậy, Mẫu bản khai đăng ký tên miền quốc tế dành cho tổ chức chi tiết nhất như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bản khai đăng ký tên miền quốc tế dành cho tổ chức là gì?
Theo định nghĩa RFC 1034, được cập nhật bằng RFC 1123 thì: Tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãn, và chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255. Định nghĩa này được xây dựng dựa trên các yếu tố kỹ thuật mà không chỉ ra được bản chất của tên miền trong mối tương quan là muốn tên miền trở thành một công cụ quảng bá cho doanh nghiệp.
Khái niệm tên miền trong các văn bản pháp lý ở Việt Nam ảnh hưởng hơn từ WIPO, theo đó, tại Khoản 4, Điều 2,
Trong mối tương quan với “tên miền quốc gia Việt Nam”, tên miền quốc tế được giải thích tại Khoản 8, Điều 2,
Bản khai đăng ký tên miền quốc tế dành cho tổ chức là văn bản do tổ chức có nhu cầu sử dụng tên miền (thực hiện thông qua người đại diện) gửi tới Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam, trong đó trình bày các thông tin về tên miền, chủ sở hữu tên miền các các cá nhân có nghĩa vụ liên quan đến tên miền để Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam xem xét, đánh giá và cho phép sử dụng và bảo hộ tên miền cho tổ chức.
Bản khai đăng ký tên miền quốc tế dành cho tổ chức là hồ sơ đăng ký tên miền quốc tế mà tổ chức phải chuẩn bị, bản khai đăng ký tên miền dành cho tổ chức do Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam quy định tại trang thông tin điện tử của Nhà đăng ký, nhưng phải đảm bảo đầy đủ thông tin và đáp ứng các yêu cầu theo mẫu được pháp luật quy định. Bản khai là cơ sở để chứng minh tính tuân thủ pháp luật của tổ chức, là thủ tục để tổ chức được sử dụng tên miền một cách hợp pháp và được pháp luật Việt Nam bảo hộ, hạn chế các tranh chấp. Đây cũng là cơ sở để Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam thực hiện các nghiệp vụ, đánh giá và xem xét tính khách quan, tên miền đã tồn tại hay chưa để quyết định cho phép tổ chức sử dụng tên miền.
Thực tế, thì người đại diện của tổ chức có thể thực hiện đăng ký trực tuyến thông qua trang thông tin điện tử của các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam trong trường hợp sử dụng chữ ký số và nội dung bản khai về cơ bản là không có sự thay đổi so với biểu mẫu mà Luật Dương Gia cung cấp ở Mục 3.
Phương thức đăng ký và địa chỉ đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, theo đó, danh sách và địa chỉ liên hệ của các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam được công bố tại địa chỉ: www.thongbaotenmien.vn, mục Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam. Thông qua địa chỉ này, người đại diện của tổ chức thực hiện một trong hai phương thức: (1) Nộp hồ sơ đăng ký tên miền trực tiếp tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam: khi nộp hồ sơ đăng ký tên miền người thay mặt cơ quan, tổ chức làm thủ tục đăng ký tên miền cần xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu đối với cá nhân là người nước ngoài); (2) Gửi hồ sơ đăng ký tên miền đến các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam qua đường bưu chính: khi gửi hồ sơ đăng ký tên miền qua đường bưu chính người thay mặt cơ quan, tổ chức làm thủ tục đăng ký tên miền cần gửi kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu đối với cá nhân là người nước ngoài);
Như vậy, với các quy định của pháp luật từ Chính phủ đến hướng dẫn thi hành cụ thể của Bộ Thông tin truyền thông, cho thấy Việt Nam đang dần có những thay đổi tích cực trong việc quản lý đối với “tên miền”. Mặc dù còn non trẻ và còn hạn chế, vướng mắc nhất định, nhưng cũng đánh giá được phần nào sự quan tâm và xu hướng phát triển tư duy của nhà làm luật trong lĩnh vực này.
2. Mẫu bản khai đăng ký tên miền quốc tế dành cho tổ chức:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KHAI ĐĂNG Ký TÊN MIỀN QUỐC TẾ
(Dành cho Tổ chức)
Kính gửi: Tên của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam (1)
1. Tên miền đăng ký (2)
2. Máy chủ DNS chuyển giao (Lưu ý: Mục này bắt buộc phải đã có khai báo đầy đủ tối thiểu 01 máy chủ Primary và 01 máy chủ Secondary trước khi nộp hồ sơ đăng ký).
Tên DNS Primary: ……….
Địa chỉ IP: ………..
Tên DNS Secondary : ………….
Địa chỉ IP: ………..
Tên DNS Secondary : ………..
Địa chỉ IP: ………….
3. Chủ thể đăng ký tên miền quốc tế (3)
Tên Chủ thể *……
Tên giao dịch Quốc tế và tên viết tắt……
Địa chỉ *…..
Tỉnh/thành phố *……
Quốc gia (nếu không phải là Việt Nam)*……
Số điện thoại *…..
Fax……
Hộp thư điện tử *…….
4. Người quản lý tên miền (4)
Họ và tên* / Chức vụ *….
Số CMTND *…..
Địa chỉ *…..
Tỉnh/thành phố *…..
Quốc gia (nếu không phải là Việt Nam)*…..
Số điện thoại*…..
Fax…..
Hộp thư điện tử *……
5. Người quản lý kỹ thuật (5)
Họ và tên* / Chức vụ….
Địa chỉ *…..
Tỉnh/thành phố *…..
Quốc gia (nếu không phải là Việt Nam)*…..
Số điện thoại *…..
Fax….
Hộp thư điện tử *…..
6. Người đại diện của tổ chức làm thủ tục đăng ký tên miền (6)
Họ và tên* / Chức vụ *….
Số CMTND *…..
Địa chỉ *….
Tỉnh/thành phố *….
Quốc gia (nếu không phải là Việt Nam)*….
Số điện thoại *…
Fax….
Hộp thư điện tử *….
7. Địa chỉ thanh toán
Tên cơ quan thanh toán *….
Người chịu trách nhiệm thanh toán: *…
Địa chỉ *….
Tỉnh/thành phố *….
Quốc gia (nếu không phải là Việt Nam)*….
Số điện thoại *….
Fax:….
Hộp thư điện tử *…….
Chủ thể đăng ký tên miền cam kết tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
…(7)….., ngày …. tháng …..năm …..
Xác nhận của chủ thể đăng ký tên miền
(Người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)
Lưu ý: Các thông tin có dấu (*) là bắt buộc
3. Hướng dẫn mẫu bản khai đăng ký tên miền quốc tế dành cho tổ chức:
(1) Ghi tên của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.
Là một trong hai nhà đăng ký tên miền theo quy định tại Thông tư 24/2015/TT-BTTT, là tổ chức thực hiện dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
– Là doanh nghiệp thành lập theo pháp Luật Việt Nam;
– Đăng ký kinh doanh dịch vụ đăng ký tên miền;
– Có hợp đồng ký với Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) hoặc nhà đăng ký tên miền chính thức (Accredited Registrar) của Tổ chức quản lý tên miền quốc tế để cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.
(2) Ghi rõ tên miền cần đăng ký, ví dụ: “.com”; “.net”; “.edu”; “.org”; “.int”; “.biz”; “.info”; “.name”; “.pro”; “.aero”; “.museum”; “.coop”.
Lưu ý: Tên miền do tổ chức, cá nhân đăng ký phải bảo đảm không có cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.
(3) Ghi các thông tin của tổ chức bao gồm tên (tên chính thức, tên giao dịch quốc tế, tên viết tắt); địa chỉ (ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố); phương thức liên hệ (số điện thoại, fax), tổ chức đăng ký có thể không phải là tổ chức ở Việt Nam.
(4) (5) (6) Chính vì chủ thể đăng ký là tổ chức, do đó, cần phải có thêm các thông tin về người quản lý tên miền; người quản lý kỹ thuật; người đại diện của tổ chức làm thủ tục đăng ký tên miền. Các thông tin về tên, địa chỉ, số căn cước công dân,…phải có giấy tờ có giá trị chứng minh, thông tin phải khách quan, trung thực.
(7) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm lập bản khai.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi