Người ứng cứ đại biểu Hội đồng nhân dân phải kê khai tài sản, thu nhập như thế nào? Bài viết sẽ làm sáng tỏ về biên bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định của pháp luật liên quan đến việc ứng cử này.
Mục lục bài viết
bản kê khai tài sản , thu nhập của người ứng cử đại biểu HĐND mới nhất"}" data-sheets-userformat="{"2":4284,"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"15":"arial, sans, sans-serif"}">1. Bản kê khai tài sản , thu nhập của người ứng cử đại biểu HĐND là gì?
Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu HĐND là mẫu văn bản được lập ra để người ứng cửa vào đại biểu Hội đồng nhân dân kê khai tài sản thi nhập của cá nhân đó và là một phần trong hồ sơ ứng cử theo Mẫu số 09/HĐBC-HĐND quy định trong Nghị Quyết 41/NQ-HĐND.
Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu HĐND được dùng để kê khai tài sản, thu nhập cá nhân khi ứng cử đại biểu quốc hội, bản kê khai thể hiện sự trong sạch và minh bạch trong việc sở hữu tài sản
2. Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu HĐND:
Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu HĐND quy định tại Nghị Quyết 41/NQ-HĐND với nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP (27)
CỦA NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (1) …
NHIỆM KỲ 2021-2026
(Ngày …tháng …năm 2021)(27.2)
I.THÔNG TIN CHUNG
1.Người kê khai tài sản, thu nhập
-Họ và tên: Ngày tháng năm sinh: …
-Chức vụ/chức danh công tác: …
-Cơ quan/đơn vị công tác: …
-Nơi thường trú: …
-Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân(27.3): …
Ngày cấp: … nơi cấp: …
2.Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập
-Họ và tên: Ngày tháng năm sinh: …
-Nghề nghiệp: …
-Nơi làm việc(27.4): …
-Nơi thường trú: …
-Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân:
Ngày cấp: … nơi cấp: …
3.Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật)
3.1.Con thứ nhất:
-Họ và tên: Ngày tháng năm sinh: …
-Nơi thường trú: …
-Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân:
Ngày cấp: … nơi cấp: …
3.2.Con thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như con thứ nhất.
II.THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN(27.5)
1.Quyền sử dụng thực tế đối với đất(27.6): …
1.1.Đất ở(27.7): …
1.1.1.Thửa thứ nhất:
-Địa chỉ(27.8): …
-Diện tích(27.9): …
-Giá trị(27.10): …
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng(27.11): …
-Thông tin khác (nếu có)(27.12): …
1.1.2.Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như thửa thứ nhất.
1.2.Các loại đất khác(27.13):
1.2.1.Thửa thứ nhất:
-Loại đất: …. Địa chỉ:
-Diện tích: …
-Giá trị(27.10): …
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …
-Thông tin khác (nếu có): …
1.2.2.Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như thửa thứ nhất.
2.Nhà ở, công trình xây dựng:
2.1.Nhà ở: …
2.1.1.Nhà thứ nhất:
-Địa chỉ: …
-Loại nhà(27.14): …
-Diện tích sử dụng (27.15): …
-Giá trị(27.10): …
-Giấy chứng nhận quyền sở hữu: …
-Thông tin khác (nếu có): …
2.1.2.Nhà thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như nhà thứ nhất.
2.2.Công trình xây dựng khác(27.16):
2.2.1.Công trình thứ nhất:
-Tên công trình: … Địa chỉ:
-Loại công trình: … Cấp công trình:.
-Diện tích: …
-Giá trị (27.10): …
-Giấy chứng nhận quyền sở hữu: …
-Thông tin khác (nếu có): …
2.2.2.Công trình thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như công trình thứ nhất.
3.Tài sản khác gắn liền với đất(27.17):
3.1.Cây lâu năm(27.18):
-Loại cây: … Số lượng: … Giá trị(27.10):
-Loại cây: … Số lượng: … Giá trị(27.10):
3.2.Rừng sản xuất(27.19):
-Loại rừng: … Diện tích: … Giá trị(27.10):
-Loại rừng: … Diện tích: … Giá trị(27.10):
3.3.Vật kiến trúc khác gắn liền với đất:
-Tên gọi: … Số lượng: … Giá trị(27.10):
-Tên gọi: … Số lượng: … Giá trị(10):
4.Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên(27.20).
5.Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên(27.21).
6.Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1.Cổ phiếu:
-Tên cổ phiếu: … Số lượng: … Giá trị:
-Tên cổ phiếu: … Số lượng: … Giá trị:
6.2.Trái phiếu:
-Tên trái phiếu: … Số lượng: … Giá trị:
-Tên trái phiếu: … Số lượng: … Giá trị:
6.3.Vốn góp(27.22):
-Hình thức góp vốn: … Giá trị:
-Hình thức góp vốn: … Giá trị:
6.4.Các loại giấy tờ có giá khác(27.23):
-Tên giấy tờ có giá: … Giá trị:
-Tên giấy tờ có giá: … Giá trị:
7.Tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, bao gồm:
7.1.Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi, máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy…)( 27.24):
-Tên tài sản: … Số đăng ký: … Giá trị:
-Tên tài sản: … Số đăng ký: … Giá trị:
7.2.Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, các loại tài sản khác(27.25):
-Tên tài sản: … Năm bắt đầu sở hữu: … Giá trị:
-Tên tài sản: … Năm bắt đầu sở hữu: … Giá trị:
8.Tài sản ở nước ngoài(27.26):
9.Tài khoản ở nước ngoài(27.27):
-Tên chủ tài khoản: … số tài khoản:
-Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức nơi mở tài khoản:
Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đầy đủ và đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
NGƯỜI KÊ KHAI TÀI SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu HĐND:
(1) Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
(2) Họ và tên thường dùng: Ghi họ, chữ đệm (nếu có) và tên thường dùng bằng chữ in hoa, đối với người hoạt động tôn giáo thì ghi theo chức danh tôn giáo (ví dụ: HÒA THƯỢNG THÍCH THANH A…).
(3) Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong Giấy khai sinh, bằng chữ in hoa (Ví dụ: NGUYỄN THỊ A).
(4) Quốc tịch: Ghi rõ “Chỉ có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và không trong thời gian thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch quốc gia khác”; trường hợp đang có cả quốc tịch nước khác hoặc đang làm thủ tục xin gia nhập quốc tịch nước khác thì ghi rõ thông tin về các quốc tịch đang có hoặc đang xin gia nhập.
(5) Nơi đăng ký khai sinh: Ghi tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh hoặc tương đương nơi đã cấp Giấy khai sinh hoặc nơi mình được sinh ra trong trường hợp không có Giấy khai sinh.
(6) Quê quán: Ghi nơi sinh của ông nội hay nơi sinh của cha; trường hợp cá biệt có thể ghi theo nơi sinh của mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ); ghi rõ tên hiện nay của xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
(7) Nơi đăng ký thường trú: Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú ghi trên Sổ hộ khẩu;
(8) Nơi ở hiện nay: Ghi nơi cư trú thường xuyên, nếu trùng với nơi đăng ký thường trú thì ghi “Như trên”. Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ dân phố (làng, xóm, thôn, bản, ấp …), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
(9) Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: Ghi một trong các số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc số căn cước công dân; trường hợp là Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân thì ghi số giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
(10) Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân theo Giấy khai sinh như: Kinh, Thái, Tày, Mường, Khmer….
(11) Tôn giáo: Ghi rõ tên tôn giáo (như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo…) và chức sắc, chức việc trong tôn giáo (nếu có) (như Giám mục, Linh mục, Mục sư, Hòa thượng, Đại đức, Ni sư …). Trường hợp không theo tôn giáo nào thì ghi “không”.
(12) Trình độ giáo dục phổ thông: Ghi rõ lớp cao nhất đã học xong trong hệ đào tạo 10 năm hay 12 năm, học phổ thông hay bổ túc hoặc cấp học đã tốt nghiệp (Ví dụ: đã học hết lớp 9 phổ thông hệ 10 năm thì ghi là “9/10 phổ thông”, đã học xong lớp 12 phổ thông hệ 12 năm thì dù đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp trung học phổ thông thì đều ghi là “12/12/phổ thông”,…).
(13) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Ghi rõ đại học, cao đẳng hoặc trung cấp…, chuyên ngành gì thì viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp.
(14) Học vị: Ghi rõ học vị (nếu có) là Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ hoặc tương đương và chuyên ngành đào tạo.
(15) Học hàm: Ghi rõ danh hiệu được Nhà nước phong tặng như: Giáo sư, Phó giáo sư, Viện sĩ….
(16) Lý luận chính trị: Ghi rõ trình độ cao nhất theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân.
(17) Ngoại ngữ: Ghi rõ biết tiếng nước nào và khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ thì ghi đại học tiếng Anh, tiếng Pháp…; nếu học theo hệ bồi dưỡng thì viết là: Anh, Pháp… trình độ A, B, C, D theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp. Trường hợp có chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức quốc tế cấp còn thời hạn như: IELTS; TOEFL… hoặc khung B1, B2 châu Âu thì khai theo chứng chỉ được cấp. Trường hợp đã học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài thì khai theo văn bằng được cấp và ngôn ngữ theo học (Ví dụ: Thạc sĩ luật – Tiếng Anh…). Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.
(18) Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ nghề nghiệp đang làm.
(19) Chức vụ: Ghi rõ chức vụ chính quyền, hàm cấp (lực lượng vũ trang, ngoại giao…); chức vụ trong Đảng, đoàn thể đang đảm nhiệm.
(20) Nơi công tác: Ghi rõ nơi đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì ghi nơi công tác hoặc làm việc thường xuyên (nơi làm việc chính).
(21) Nếu là Đảng viên thì ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng, ngày chính thức (như trong
(22) Ghi rõ là thành viên của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nào; đang giữ chức vụ gì trong tổ chức (nếu có).
(23) Ghi tình hình sức khỏe bản thân hiện nay: tốt, trung bình, kém.
(24) Chỉ khai những hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua cao nhất trong từng loại đối với cá nhân và viết rõ tên, hạng, được tặng năm nào (Ví dụ: được tặng Huân chương lao động hạng 2, 3 thì chỉ ghi Huân chương lao động hạng 2; được tặng Huân chương độc lập hạng 1, 2, 3 thì chỉ ghi được Huân chương độc lập hạng 1… hoặc danh hiệu được phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Chiến sĩ thi đua toàn quốc…).
(25) Các hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm đã bị áp dụng (Đảng, chính quyền, đoàn thể) gồm có:
– Kỷ luật về Đảng: khai trừ, cách chức, cảnh cáo, khiển trách theo quy định của Đảng.
– Kỷ luật hành chính: các biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,
– Xử lý vi phạm hành chính: các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của
– Xử lý hình sự: các hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo quy định của Bộ luật Hình sự.
(26) Ghi đầy đủ thông tin về những người thân thích (gồm cha mẹ đẻ,
(27) Việc kê khai đối với Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện theo Hướng dẫn tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cụ thể như sau:
(27.2) Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.
(27.3) Ghi số căn cước công dân; trường hợp chưa được cấp thẻ căn cước công dân thì ghi số giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; ghi rõ ngày cấp và cơ quan cấp.
(27.4) Nếu vợ hoặc chồng của người kê khai làm việc thường xuyên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ tên cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp đó; nếu làm việc tự do, nghỉ hưu hoặc làm việc nội trợ thì ghi rõ.
(27.5) Tài sản phải kê khai là tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người kê khai, của vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi (nếu có) chưa thành niên theo quy định của pháp luật.
(27.6) Quyền sử dụng thực tế đối với đất là trên thực tế người kê khai có quyền sử dụng đối với thửa đất bao gồm đất đã được cấp hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(27.7) Đất ở là đất được sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp thửa đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau mà trong đó có đất ở thì kê khai vào mục đất ở.
(27.8) Ghi cụ thể số nhà (nếu có), ngõ, ngách, khu phố, thôn, xóm, bản; xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(27.9) Ghi diện tích đất (m2) theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc diện tích đo thực tế (nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
(27.10) Giá trị là giá gốc tính bằng tiền Việt Nam, cụ thể: Trường hợp tài sản có được do mua, chuyển nhượng thì ghi số tiền thực tế phải trả khi mua hoặc nhận chuyển nhượng cộng với các khoản thuế, phí khác (nếu có); trường hợp tài sản có được do tự xây dựng, chế tạo, tôn tạo thì ghi tổng chi phí đã chi trả để hoàn thành việc xây dựng, chế tạo, tôn tạo cộng với phí, lệ phí (nếu có) tại thời điểm hình thành tài sản; trường hợp tài sản được cho, tặng, thừa kế thì ghi theo giá thị trường tại thời điểm được cho, tặng, thừa kế cộng với các khoản thuế, phí khác (nếu có) và ghi “giá trị ước tính”; trường hợp không thể ước tính giá trị tài sản vì các lý do như tài sản sử dụng đã quá lâu hoặc không có giao dịch đối với tài sản tương tự thì ghi “không xác định được giá trị” và ghi rõ lý do.
(27.11) Nếu thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ghi số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tên người được cấp hoặc tên người đại diện (nếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của nhiều người); nếu thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ghi “chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
(27.12) Ghi cụ thể về tình trạng thực tế quản lý, sử dụng (Ví dụ như người kê khai đứng tên đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu nhưng thực tế là của người khác); tình trạng chuyển nhượng, sang tên và hiện trạng sử dụng như cho thuê, cho mượn,…
(27.13) Kê khai các loại đất có mục đích sử dụng không phải là đất ở theo quy định của Luật Đất đai.
(27.14) Ghi “căn hộ” nếu là căn hộ trong nhà tập thể, chung cư; ghi “nhà ở riêng lẻ” nếu là nhà được xây dựng trên thửa đất riêng biệt.
(27.15) Ghi tổng diện tích (m2) sàn xây dựng của tất cả các tầng của nhà ở riêng lẻ, biệt thự bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum.
Nếu là căn hộ thì diện tích được ghi theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua, hợp đồng thuê của Nhà nước.
(27.16) Công trình xây dựng khác là công trình xây dựng không phải nhà ở.
(27.17) Kê khai những tài sản gắn liền với đất mà có tổng giá trị mỗi loại ước tính từ 50 triệu đồng trở lên.
(27.18) Cây lâu năm là cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm gồm: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây lâu năm lây gỗ, cây tạo cảnh, bóng mát. Cây mà thuộc rừng sản xuất thì không ghi vào mục này.
(27.19) Rừng sản xuất là rừng trồng.
(27.20) Ghi các loại vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
(27.21) Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. Nếu ngoại tệ thì ghi số lượng và số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam.
(27.22) Ghi từng hình thức góp vốn đầu tư kinh doanh, cả trực tiếp và gián tiếp.
(27.23) Các loại giấy tờ có giá khác như chứng chỉ quỹ, kỳ phiếu, séc,…
(27.24) Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tầu bay, thuyền và những động sản khác mà theo quy định phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký có giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
(27.25) Các loại tài sản khác như cây cảnh, bàn ghế, tranh ảnh và các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.
(27.26) Kê khai tài sản ở nước ngoài phải kê khai tất cả loại tài sản nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, tương tự mục 1 đến mục 7 của Phần II và nêu rõ tài sản đang ở nước nào.
(27.27) Kê khai các tài khoản mở tại ngân hàng ở nước ngoài; các tài khoản khác mở ở nước ngoài không phải là tài khoản ngân hàng nhưng có thể thực hiện các giao dịch bằng tiền, tài sản (như tài khoản mở ở các công ty chứng khoán nước ngoài, sàn giao dịch vàng nước ngoài, ví điện tử ở nước ngoài…).
Như vậy, có thể thấy việc kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là vấn đề rất cần thiết điểm đảm bảo việc minh bạch trong quá trình làm việc của đại biểu nếu chúng cử. Và tránh được tình trạng tham ô, tham nhũng làm thâm hụt tài sản của quốc gia.