Chăn nuôi tập trung là một trong những hình thức chăn nuôi hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh tật cho các loài gia súc và gia cầm. Dưới đây là mẫu bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu:
trước hết, chăn nuôi tập trung là hình thức chăn nuôi có mục tiêu, góp phần đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong quá trình chăn nuôi, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ nguồn sinh thái, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Có thể tham khảo bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN KÊ KHAI
Số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường …
Họ, tên chủ cơ sở: …
Địa chỉ liên hệ: …
Số điện thoại: … Fax: … Email (nếu có): …
Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:
TT | Đối tượng nuôi | Địa điểm | Diện tích nuôi (m2) | Thời gian bắt đầu nuôi (ngày, tháng) (dự kiến đối với thủy sản) | Số lượng giống dự kiến nuôi/thả (con) | Thời gian thu hoạch/xuất chuồng dự kiến (tháng, năm) | Sản lượng dự kiến | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Những vấn đề khác: …
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.
.., ngày … tháng …năm … Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | …, ngày … tháng … năm … CHỦ CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có) |
2. Thủ tục đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu:
Quy trình và thủ tục đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân khi có nhu cầu thực hiện thủ tục kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc đột thông qua dịch vụ bưu chính. Các hộ chăn nuôi tập trung sẽ tiến hành thủ tục kê khai trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ khi tiến hành hoạt động chăn nuôi trên thực tế, gửi bản đăng ký kê khai đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã. Các hộ nuôi trồng thì sản sẽ tiến hành thủ tục kê khai khi bắt đầu thực hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản, đồng thời gửi đăng ký kê khai đến bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra hồ sơ, xác nhận hồ sơ, xác nhận kê khai đối với hộ chăn nuôi tập trung. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiếp nhận hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ còn thiếu chưa đầy đủ thì sẽ yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần phải lưu ý, thời gian tiếp nhận và trả kết quả sẽ được thực hiện trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, ngoại trừ các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
Về cách thức thực hiện thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính tại bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thành phần và số lượng hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau: Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung theo mẫu do pháp luật quy định.
Tuy nhiên cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
(1) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(2) Thời gian thực hiện thủ tục hành chính: 07 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
(3) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là hộ chăn nuôi tập trung hoặc hộ nuôi trồng thủy sản.
(4) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
(5) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
(6) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung ban đầu.
(7) Phí và lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
3. Quy mô chăn nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi, có quy định về quy mô chăn nuôi. Theo đó:
(1) Nguyên tắc trong quá trình xác định quy mô chăn nuôi sẽ được thực hiện theo một số nguyên tắc cơ bản như sau:
+ Đối với quy mô chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm sẽ được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi trong cùng thời điểm;
+ Đối với quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác sẽ được xác định dựa trên số lượng vật nuôi tại các cơ sở chăn nuôi trong cùng một thời điểm;
+ Trong trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp, chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác nhau thì quy mô chăn nuôi sẽ được xác định dựa trên tổng số đơn vị vật nuôi gia súc, đơn vị vật nuôi gia cầm và số lượng của từng loại vật nuôi khác trong cơ sở chăn nuôi tính tại cùng một thời điểm.
(2) Quy mô chăn nuôi gia súc, quy mô chăn nuôi gia cầm được xác định cụ thể như sau:
+ Đối với loại hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn, được xác định từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
+ Đối với mô hình chăn nuôi trang trại quy mô vừa, được xác định từ 30 đơn vị vật nuôi đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
+ Đối với mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, được xác định từ 10 đơn vị vật nuôi đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
+ Đối với mô hình chăn nuôi nông hộ, được xác định với số lượng dưới 10 đơn vị vật nuôi.
(3) Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định cụ thể như sau:
+ Chăn nuôi trang trại quy mô lớn sẽ được quản lý căn cứ theo quy định tại Điều 23, Điều 24 của Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;
+ Trong trường hợp chăn nuôi dưới mô hình trang trại quy mô vừa, chăn nuôi dưới mô hình trang trại quy mô nhỏ cần phải đáp ứng được các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật chăn nuôi. Đồng thời, trong trường hợp có hành vi vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, cơ sở trang trại quy mô nhỏ cần phải làm văn bản cam kết khắc phục, đồng thời đáp ứng đầy đủ điều kiện chăn nuôi trong khoảng thời gian sáu tháng được tính bắt đầu kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm, sau đó gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả khắc phục đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn hoạt động. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra trên thực tế về kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết của các cơ sở chăn nuôi. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra điều kiện chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi giới mô hình trang trại quy mô vừa, mô hình trang trại quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 03 năm một lần;
+ Chăn nuôi dưới mô hình nông hộ, tức là chăn nuôi hộ kinh doanh sẽ cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật chăn nuôi.
(4) Hệ số đơn vị vật nuôi sẽ được xác định cụ thể như sau:
+ Hệ số đơn vị vật nuôi được sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang các đơn vị bắt nuôi nhất định;
+ Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng đơn vị vật nuôi sang các đơn vị vật nuôi sẽ được thực hiện theo danh mục quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;
– Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi.
THAM KHẢO THÊM: