Khi các cá nhân có đủ tiêu chuẩn và các điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể làm Mẫu bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành để dược xem xét và giải quyết về xét công nhận nhà khoa học đầu ngành theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành là gì?
Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ. Người này có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong khoa học tự nhiên, toán học và xã hội.
Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành là bản đăng ký với các nội dung và thông tin với các Các lĩnh vực được xem xét để lựa chọn nhà khoa học đầu ngành xác định theo Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định, và đề nghi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét về vấn đề này
Mẫu số 03/KHCN: Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành là mẫu bản đăng ký được lập ra để ghi chép về việc đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, thông tin xét công nhận… Mẫu được ban hành theo Nghị định 27/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BẢN ĐĂNG KÝ XÉT CÔNG NHẬN NHÀ KHOA HỌC ĐẦU NGÀNH…………
Kính gửi:
– Cơ quan, đơn vị đang công tác;
– Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật…;
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (quản lý ngành))
Tên tôi là (chữ in hoa):……. Nam/Nữ:……
Ngày tháng năm sinh: ……
Nơi ở hiện nay: ……..
Đơn vị công tác: ……..
Chức vụ: ……..
Trình độ và chuyên ngành đào tạo: ……….
Ngày tháng năm được tuyển vào vị trí việc làm/HĐLV: ……..
Hạng chức danh khoa học/chức danh công nghệ hiện nay:… mã số:….. Thời gian xếp: ………
Hệ số lương hiện hưởng:……. ngày tháng năm xếp:…/…./……
Sau khi nghiên cứu các quy định về việc công nhận nhà khoa học đầu ngành tại Nghị định số …./2020/NĐ-CP và Thông tư số…, tôi tự đánh giá bản thân có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn để tham gia xét chọn nhà khoa học đầu ngành ngành……
Tôi làm đơn này kính đề nghị …….(như phần kính gửi) xem xét cho tôi được tham gia xét chọn nhà khoa học đầu ngành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
………, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hồ sơ gửi kèm theo đơn này gồm có:
1……
2……
3……..
3. Hướng dẫn làm Mẫu bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành
– Lưu ý trong Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành vơi Hồ sơ gửi kèm theo đơn này gồm có những loại giấy tờ nào?
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định của pháp luật về đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành:
4.1. Trình tự Xét công nhận nhà khoa học đầu ngành:
Bước 1: Cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn quy định thuộc những lĩnh vực được lựa chọn nhà khoa học đầu ngành mà lĩnh vực đó chưa có nhà khoa học đầu ngành, nộp và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận nhà khoa học đầu ngành tại tổ chức khoa học và công nghệ nơi đang công tác trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.
Bước 2: Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học công tác thành lập Hội đồng thẩm định để xác định nhà khoa học đủ điều kiện tham gia xét chọn nhà khoa học đầu ngành. Hội đồng thẩm định có không quá 05 thành viên, do Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ là Chủ tịch Hội đồng.Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ gửi kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ của cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành đến Hội khoa học chuyên ngành trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Bước 3: Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành tổ chức đánh giá chuyên môn đối với hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành.
Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành đề xuất công nhận nhà khoa học đầu ngành đối với nhà khoa học được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành đồng ý đề xuất công nhận là nhà khoa học đầu ngành.
Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành gửi kết quả xét chọn (gồm bản nhận xét, đánh giá uy tín khoa học của ứng viên, phiếu,
Bước 4: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận nhà khoa học đầu ngành trước khi quyết định công nhận nhà khoa học đầu ngành và gửi danh sách nhà khoa học đầu ngành về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm để tổng hợp.
Bước 5: Quyết định công nhận nhà khoa học đầu ngành được gửi về cơ quan chủ quản của tổ chức khoa học và công nghệ và tổchức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học đầu ngành công tác để thực hiện chính sách trọng dụng.
4.2. Hồ sơ Đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành:
Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành
Bản sao các văn bằng, chứng chỉ
Lý lịch khoa học có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý
Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn theo quy định
Số lượng: 1 bản chính
– Cách thức thực hiện: Nộp qua bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại Vụ Tổ chức cán bộ
– Thời hạn giải quyết: 105 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định hồ sơ
– Đối tượng thực hiện Tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
– Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. và Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Tổ chức cán bộ
– Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận nhà khoa học đầu ngành
– Tên mẫu đơn Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành (theo Mẫu số 03/TDKHCN).
4.3. Yêu cầu thực hiện khi xét công nhận là nhà khoa học đầu ngành:
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét, công nhận là nhà khoa học đầu ngành nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau:
+Đứng đầu về chuyên môn của bộ môn khoa học, phòng thí nghiệm hoặc tương đương trong các đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm và các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền thành lập được quy định tại các Điểm a, b và đ Khoản 1 Điều 12 Luật Khoa học và công nghệ;
+ Có trình độ tiến sĩ trở lên;
+ Hàng năm, thực hiện một trong các hoạt động sau: Chủ trì hoặc có báo cáo chính thức tại các hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành; giảng dạy tại trường đại học hoặc nghiên cứu tại tổ chức khoa học và công nghệ có uy tín ở nước ngoài;
+ Trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành, là tác giả chính của ít nhất 03 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín, hoặc chủ biên 01 sách chuyên khảo, hoặc là tác giả của 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ và được ứng dụng, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội;
+ Chủ trì thực hiện thành công ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt;
+ Sử dụng thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh;
+ Được ít nhất 3/4 thành viên Ban chấp hành Hội khoa học chuyên ngành (được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội) thống nhất đề xuất công nhận là nhà khoa học đầu ngành.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về các nội dung Mẫu bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành (Mẫu 03/KHCN) và thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 02/VBHN-BKHCN quy định việc sử dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
– Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013
–
– Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2015 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ