Khi sản xuất và lắp đặt các loại xe mô tô, xe gắn máy điện căn cứ vào đặc điểm chung, các yêu cầu của pháp luật thì cần phải có bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện theo quy định. Vậy bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện là gì?
- 2 2. Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện:
1. Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện là gì?
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện là mẫu bản đăng ký với các nội dung và thông tin để chứng nhận Kết cấu và thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và Quy chuẩn theo quy định và đáp ứng các Yêu cầu chung về kỹ thuật đối với động cơ sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ sử dụng cho xe mô tô điện và xe gắn máy điện là mẫu bản đăng ký được lập ra để đăng ký về thông số kỹ thuật động cơ sử dụng cho xe mô tô điện và xe gắn máy điện. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký… Mẫu được ban hành theo Thông tư 45/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
2. Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện:
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ ĐIỆN VÀ XE GẮN MÁY ĐIỆN
B.1. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất/nhập khẩu:
B.2. Nhãn hiệu:
B.3. Số loại:
B.4. Số động cơ:
B.5. Ký hiệu thiết kế/sản phẩm:
B.6. Loại động cơ điện:
B.7. Điện áp danh định (V):
B.8. Công suất danh định (W):
B.9. Công suất lớn nhất (W):
B.10. Mô men xoắn danh định (N.m):
B.11. Bộ điều khiển điện của động cơ điện
B.11.1. Nhãn hiệu:
B.11.2. Số loại:
B.11.3. Điện áp sử dụng (V):
B.11.4. Nhà sản xuất:
B.11.5. Giá trị điện áp bảo vệ (V):
B.11.6. Giá trị dòng điện bảo vệ (A):
B.11.7. Số cấp tốc độ:
B.12. Bộ truyền động (nếu có)
B.12.1. Kiểu loại:
B.12.2. Tỷ số truyền:
B.13. Khối lượng động cơ điện (kg):
B.14. Số cấp tốc độ của động cơ điện:
B.15. Thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số động cơ:
B.16. Ảnh chụp kiểu dáng
Dán ảnh chụp kiểu dáng động cơ điện, bộ điều khiển điện và tem nhãn bộ điều khiển điện vào đây và đóng dấu giáp lai Yêu cầu: chụp ngang động cơ điện, phông nền sạch sẽ, đồng màu. |
Chúng tôi cam kết bản đăng ký này phù hợp với kiểu loại động cơ đã đăng ký thử nghiệm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản đăng ký này.
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện.
Lưu ý: Dán ảnh chụp kiểu dáng động cơ điện, bộ điều khiển điện và tem nhãn bộ điều khiển điện vào đây và đóng dấu giáp lai
Yêu cầu: chụp ngang động cơ điện, phông nền sạch sẽ, đồng màu.
– Cơ sở sản xuất, nhập khẩu (Ký tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện:
4.1. Yêu cầu chung về kỹ thuật đối với động cơ sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện:
Yêu cầu chung về kỹ thuật đối với động cơ sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện được quy định tại Mục 2.1 QCVN 90:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 10/05/2020), cụ thể như sau:
– Kết cấu và thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và Quy chuẩn này.
– Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không được bong tróc, bộ phận cố định phải được lắp đặt chắc chắn.
– Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định của động cơ điện tại các vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.
– Động cơ điện phải có số động cơ. Số động cơ phải rõ ràng và không được đục sửa, tẩy xóa. Số động cơ được đóng tại vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.
– Trên bộ phận điều khiển điện của động cơ điện phải ghi rõ nhãn hiệu, số loại, nhà sản xuất, điện áp sử dụng
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định chi tiết về các yêu cầu đối với động cơ sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện, hơn nữa Điều 60 của luật giao thông thì đối với xe máy người được phép sử dụng phải đủ 16 tuổi trở lên. Dung tích xe gắn máy tương ứng cũng phải dưới 50 phân khối. Điều đó có nghĩa từ 16 tuổi là có thể điều khiển xe gắn máy có dung tích dưới 50cc. Khoản 1 Điều 21 Nghị định định 46/2016/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe cơ giới như sau: phạt cảnh cáo người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe môtô hoặc điều khiển xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô.
Ngoài ra Xe máy điện cũng thuộc loại xe gắn máy dưới 50 phân khối, vì vậy bắt buộc người điều khiển xe máy điện phải trên 16 tuổi. Cùng với đó, xe máy điện phải đăng ký biển số như xe máy thông thường, người điều khiển bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành nghiêm túc luật giao thông nếu không muốn bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó mà việc Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định của động cơ điện tại các vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh, và đáp ứng các Yêu cầu chung về kỹ thuật đối với động cơ sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện để phù hợp với người sử dụng và đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối và giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng.
4.2. Trường hợp chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy điện thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ thứ nhất quy định về độ tuổi điều khiển xe máy điện như sau:
Căn cứ Điều 60
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi…“
Căn cứ theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn 41/2016 quy định về xe gắn máy được quy định như sau:
“3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3.”
Và điểm d khoản 1 Điều 2
“d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h”.
Nói cách khác, Theo định nghĩa của quy chuẩn 41/2016 thì xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện mà không phải động cơ nhiệt. Nếu như vậy, học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe máy điện mà không bị phạt theo đúng quy định của pháp luật và đối với Việc cấm học sinh điều khiển xe máy điện hiện nay là không có.
Hiện nay, thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 25/2/2016 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tăng cường thực hiện quy định pháp luật về an toàn kỹ thuật phương tiện đối với phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng và trung cấp tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; không điều khiển xe máy điện, mô tô điện chưa đăng ký và gắn biển số.
Kết luận. theo Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 25/2/2016 sinh viên, học sinh phải điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ phải đủ tuổi và có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó không được điều khiển xe máy điện, và các loại xe mô tô điện chưa đăng ký và gắn biển số. Vậy, học sinh hiện nay vẫn được đi xe máy điện và mô tô điện, tuy nhiên phải tiến hành đăng ký và gắn biển số xe theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ thứ hai về quy định về việc xử phạt lỗi điều khiển xe máy điện khi chưa đủ 16 tuổi như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 134
“Điều 134. Nguyên tắc xử lý
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 21
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.“
Như vậy theo quy định của pháp luật trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền; do đó với lỗi chưa đủ tuổi điều khiển xe máy điện thì chỉ bị phạt cảnh cáo. Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật động cơ xe mô tô điện và xe gắn máy điện mới nhất và các thông tin pháp lý kèm theo dựa trên quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Thông tư 45/2019/TT-BGTVT ban hành 03 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy, động cơ sử dụng cho xe đạp điện và động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện