Sản xuất thực phẩm; sơ chế, chế biến thực phẩm là công đoạn ban đều để tạo nên một sản phẩm thực phẩm. Kinh doanh thực phẩm là hoạt động thương mại để giới thiệu thực phẩm tới tay người tiêu dùng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất là gì?
- 2 2. Mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:
- 4 4. Một số quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:
1. Mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất là gì?
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người.
Mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất là mẫu bản đăng ký được cơ sở sản xuất lập ra để đăng ký về việc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất và họ sẽ phải chịu trách nhiệm của mình khi cơ sở sản xuất của họ không còn đảm bảo an toàn thực phẩm nữa. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, nội dung cam kết…
Mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thể hiện nguyện vọng của cơ sở sản xuất để đăng ký về việc cơ sở của mình thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất. Việc này nhằm đảm bảo thực phầm được đưa đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo an toàn thực phẩm tránh gây ngộ độ thực phẩm tới người tiêu dùng là ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
BẢN ĐĂNG KÝ CAM KẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
(Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm)
…., ngày……tháng……năm….
Kính gửi: UBND huyện, thành phố, thị xã …
Cơ sở sản xuất: …
Người đại diện: …
Điện thoại: …
Nhóm sản phẩm kinh doanh (ghi cụ thể các nhóm sản phẩm kinh doanh tại cơ sở) …
Địa chỉ: …
CAM KẾT:
Cơ sở kinh thực phẩm nhỏ lẻ tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Mục 8 Chương VI Nghị định số 77/2016/NĐ- CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 Sửa đổi, bổ sung 1 số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa Quốc tế, hóa chất, VLNCN, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, gồm các nội dung cụ thể như sau:
Đối với địa điểm, cơ sở vật chất:
Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
Nền nhà thoát nước tốt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước.
Cơ sở phải có đủ nước hợp vệ sinh để kinh doanh thực phẩm phù hợp Với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương về chất lượng nước sạch sinh hoạt.
Có trang thiết bị hoặc biện pháp để duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản của nhà sản xuất và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với khu vực kho
Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; ánh sáng, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất.
Có biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.
- Điều kiện đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm
Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo chương trình do Bộ Công Thương quy định.
Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia kinh doanh thực phẩm; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được cấy phân và phải có kết quả âm tính với tác nhân gây dịch bệnh tiêu chảy này và vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn; việc xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm.
Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói phải sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang).
Cơ sở cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với Ủy ban nhân dân huyện/thành phố/thị xã và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm./.
Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm …………
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Số xác nhận: ……/XNCK-Ký hiệu viết tắt cơ quan xác nhận
Giấy xác nhận này có giá trị hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
NGƯỜI CAM KẾT
(Ký ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:
– Phần kính gửi ghi chính xác tên cơ quan gửi bản đăng ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất: UBND huyện, thành phố, thị xã …
– Ghi chính xác thông tin về cơ sở sản xuất, người đại diện của cơ sở sản xuất điện thoại, nhóm sản phẩm kinh doanh (ghi cụ thể các nhóm sản phẩm kinh doanh tại cơ sở); địa chỉ: …
– Phần nội dung: ghi rõ những vấn đề cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
4. Một số quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:
4.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:
Căn cứ theo Điều 23 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định, Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
+ Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
4.2. Những trường hợp nào phải ký mẫu bản cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm:
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ cá nhân hoặc hộ cá thể. Tiêu chí quản lý của nhà nước đối với các đối tượng này là: Vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, xong hướng tới việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân và các hộ nhỏ lẻ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Quy định ký
Luật An toàn thực phẩm quy định các trường hợp sau đây cần ký bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm như: sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố.
Còn lại, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm đều phải xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc một trong các loại giấy chứng nhận như:Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương.
Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 2010