Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trong dó có cả mặt hang nông lâm thủy sản. Đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục công bố thực phẩm, công bố thực phẩm chức năng sau này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là gì?
- 2 2. Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn:
- 4 4. Một số quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn:
1. Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là gì?
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông lâm thủy sản.
Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo như quy định tại thông tư 38 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, sản xuất muối.
Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là mẫu bản cam kết được chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh lập ra để cam kết về việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Ngoài ra mẫu này còn được quy định và là giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với giấy phép an toàn thực phẩm để chứng minh rằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các điều kiện quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và được tiến hành hoạt động trên thị trường.
Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là mẫu bản cam kết được lập ra để cam kết về việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Mẫu nêu rõ nội dung cam kết, thông tin người cam kết… Mẫu được ban hành theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bên cạnh đó thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ các cơ sở sau:
+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;
+ Sơ chế nhỏ lẻ;
+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
+ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn:
Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn có nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày … tháng … năm 20…
BẢN CAM KẾT
sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn
Kính gửi: …… (tên cơ quan quản lý)
Tôi là: ….
Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước hoặc mã số định danh công dân: …
Ngày cấp: …. Nơi cấp: ….
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ….
Địa điểm sản xuất, kinh doanh: ….
Địa chỉ liên hệ: ….
Điện thoại: …. , Fax: … E-mail …
Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Nơi tiêu thụ sản phẩm:
Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành trong:
Trồng trọt □ Chăn nuôi □
Nuôi trồng thủy sản □ Khai thác, sản xuất muối □
Thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản □
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định □
Sơ chế nhỏ lẻ □
Kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn □
Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan quản lý giữ 01 bản, cơ sở giữ 01 bản.
Xác nhận của Cơ quan tiếp nhận bản cam kết
(Ký tên, đóng dấu)
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn:
– Ghi rõ tên cơ quan quản lý trong phần kính gửi của bản cam kết;
– Ghi rõ thông tin của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh như: Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước hoặc mã số định danh công dân; ngày cấp, nơi cấp; địa điểm sản xuất, kinh doanh; địa chỉ liên hệ; điện thoại, Fax, E-mail, mặt hàng sản xuất, kinh doanh,…
– Phần cuối xác nhận của Cơ quan tiếp nhận bản cam kết, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh ký, ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn:
Theo quy định của Nhà nước, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, sơ chế nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn… phải thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đối với các cơ sở thuộc ngành Nông nghiệp quản lý, trước đây, tỷ lệ ký còn thấp, nhưng từ năm 2020 trở lại đã có chuyển biến đáng kể.
Việc nâng cao tỷ lệ ký cam kết góp phần nâng cao ý thức cho những người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chú trọng hơn đến đảm bảo chất lượng, an toàn của thực phẩm mình sản xuất ra. Điều này, giúp đảm bảo hơn sức khỏe của mỗi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, bởi 90% lượng thực phẩm người dân sử dụng hàng ngày đều thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Thủ tục xin GCN an toàn thực phẩm cho cơ sở nông lâm thủy sản
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và chợ đầu mối nông sản.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm và kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống trên cạn.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở trồng trọt.
Chi cục Thủy sản cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sởnuôi trồng thủy sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và kiểm tra tại cơ sở.
Trường hợp 1:Trong thời hạn 7 ngày làm việc,cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại cơ sở và cấp giấy chứng nhậncơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B). (hoặc)nếu không cấp Giấy chứng nhận ATTP phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp 2:Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (hoặc)nếu không cấp Giấy chứng nhận ATTP phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo phiếu hẹn.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
–
– Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.