Mẫu biên bản cam kết không tái phạm khi có sự vi phạm hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong môi trường làm việc công ty hay môi trường học đường,... Dưới đây là mẫu bản cam kết không tái phạm cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản cam kết không tái phạm (sử dụng mọi trường hợp):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——-
GIẤY CAM KẾT
Kính gửi: Công ty……
Tên tôi là:……
Ngày tháng năm sinh:…… Giới tính:……
Quê quán: ……
Địa chỉ thường trú:……
Nơi ở hiện tại: ……
Số CMTND:…..Ngày cấp:……Nơi cấp:……
Nơi làm việc:……Chức vụ:………
Trình độ:…..Chuyên ngành:……
Điện thoại liên hệ:……
Tôi cam kết các nội dung sau đây:……
Nếu vi phạm các điều cam kết trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Công ty (5).
…., ngày …… tháng …… năm……
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn cách viết đơn:
– Về mặt hình thức: Đảm bảo hình thức văn bản, quốc hiệu tiêu ngữ, tên bản cam kết, ngày tháng năm thực hiện bản cam kết, kính gửi
– Trình bày được đầy đủ thông tin cá nhân của người làm cam kết: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi cứ trú; số điện thoại;…
– Về mặt nội dung: Nhìn chung bản cam kết không tái phạm cần có những nội dung như không tái phạm những nội quy, quy chế của đơn vị, công ty, nhà trường. Các nội dung ở trong mẫu bản cam kết đều cần được trình bày rõ ràng và đánh theo số thứ tự từ một, hai, ba… để giúp cho việc đọc trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, nêu rõ chế tài xử lý nếu như người cam kết không thực hiện đúng như nội dung cam kết thì chịu trách nhiệm thế nào?
2. Mục đích của bản cam kết không tái phạm:
Bản cam kết về cơ bản được hiểu là văn bản ghi nhận lại nội dung thống nhất đã được xem xét và thỏa thuận giữa hai bên, có giá trị pháp lý ràng buộc quyền, nghĩa vụ của hai bên.
Bản cam kết là văn bản được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Nội dung thể hiện việc các chủ thể sẽ cam kết thực hiện hoặc không thực hiện một nội dung nào đó như sự thỏa thuận của các bên. Và nếu như không thực hiện được như những gì đã cam kết thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Với bản cam kết không tái phạm có mục đích như sau:
– Thứ nhất là giới hạn trách nhiệm: bản cam kết không tái phạm là việc cá nhân, tổ chức cam kết sẽ không tái phạm những nguyên tắc, quy định hoặc thỏa thuận đã được đặt ra. Nếu như trong trường hợp mà không thực hiện được đúng theo như cam kết thì sẽ phải chịu về toàn bộ trách nhiệm.
– Thứ hai, bản cam kết không tái phạm mang tính chất răn đe sẽ giúp cho cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh hơn những điều khoản đã thỏa thuận với cá nhân hoặc tổ chức mà mình đã thỏa thuận.
– Thứ ba, với bản cam kết không tái phạm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp hay các đơn vị, cơ quan đi vào nề nếp, có quy củ và tạo ra môi trường học tập, làm việc thật sự nghiêm túc.
– Thứ tư, bản cam kết đưa ra có sự thỏa thuận và cam kết từ phía bên người cam kết về chế tài xử lý nếu vi phạm. Do vậy, đó cũng là một trong những căn cứ cơ sở để áp dụng biện pháp xử phạt nếu người cam kết còn vi phạm.
3. Các trường hợp sử dụng mẫu bản cam kết không tái phạm:
Trong thực tế đời sống hiện nay, bản cam kết không tái phạm được sử dụng trong các trường hợp như sau:
– Sử dụng trong môi trường học đường:
Học sinh, sinh viên vi phạm những nội quy của lớp học, của nhà trường cần phải cam kết không tái phạm những lỗi lầm mắc phải.
– Sử dụng trong các đơn vị, doanh nghiệp:
+ Trong doanh nghiệp, cơ quan làm việc người lao động khi đã vi phạm nội quy quy chế của công ty ở mức độ nhẹ sẽ cần cam kết không tái phạm những vi phạm của mình.
+ Người đăng ký thi tuyển và xét tuyển cam kết phục vụ lâu dài tại đơn vị, nếu vi phạm sẽ tự động viết đơn xin thôi việc;…
+ Khi cử người lao động đi học tập nâng cao kiến thức hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài yêu cầu người được cử thực hiện cam kết sau khi hoàn thành khóa học phải tiếp tục làm việc ở đơn vị ít nhất trong thời gian là bao lâu? Nếu không đảm bảo làm việc đúng như thời gian đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
+ Người lao động mới được tuyển dụng cam kết chấp hành nội quy và quy chế của doanh nghiệp
4. Đối tượng thực hiện cam kết không tái phạm:
Về bản chất cam kết không tái phạm cũng là cam kết về mặt dân sự. Để tham gia kí kết trong
Căn cứ tại Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân như sau:
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
– Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người thành niên theo quy định của pháp luật phải đáp ứng về độ tuổi là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Bên cạnh đó, đối với người chưa thành niên quy định Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, người thành niên là đối tượng có thể thực hiện bản cam kết. Đối với người chưa thành niên chỉ được thực hiện một số cam kết phù hợp với độ tuổi và phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
5. Nội dung của giấy cam kết không tái phạm:
Về bố cục của biên bản cam kết không tái phạm:
Một
– Phần mở đầu: theo quy định của một biên bản trước hết phải gồm có Quốc hiệu, tiêu ngữ; Địa điểm; ngày tháng năm viết biên bản; Tên biên bản;…
– Phần nội dung chính:
+ Trình bày đầy đủ thông tin cá nhân của người cam kết: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ cư trú; số điện thoại liên hệ; nơi làm việc;…
+ Nội dung cam kết: trình bày đầy đủ nội dung cam kết của hai bên đã thỏa thuận. Khi viết cam kết cần ghi rõ ràng nội dung cam kết về việc gì, cam kết trong thời gian bao nhiêu lâu. Việc quy định rõ như này sẽ giúp cho người cam kết và đơn vị, công ty có thể rõ ràng làm việc với nhau nhiều hơn khi thông nhất đồng quan điểm. Và việc cam kết phải dựa theo quy chế, nội quy lao động hay nội quy trong môi trường học tập để đảm bảo quyền lợi sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh việc đưa ra những lý do cam kết đầy đủ, người cam kết phải đưa ra các hình thức xử lý phù hợp nếu trong trường hợp tái phạm lại lỗi lầm. Ví dụ biện pháp xử lý có thể là trừ lương, giảm thưởng hay là nghỉ việc;… việc này hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
– Phần kết: Tổng kết lại nội dung cam kết bên trên và kỹ, ghi rõ họ tên xác nhận ở bên dưới vào trong biên bản. Người viết cần ghi rõ biên bản gồm mấy bản, ai là người chịu trách nhiệm lưu giữ và những đề nghị được đưa ra. Phần ký xác nhận cuối cùng trong biên bản là rất quan trọng để tạo nên sự hoàn chỉnh và thống nhất của mẫu biên bản cam kết không tái phạm.