Trong số đó lựa chọn ly hôn nhưng cũng có những lựa chọn làm lại từ đầu, nhiều cặp vợ chồng thực hiện những cam kết về việc không ngoại tình. Vậy mẫu cam kết không ngoại tình là mẫu văn bản như thế nào, hình thức văn bản này ra sao.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản cam kết không ngoại tình là gì, mục đích của mẫu bản cam kết không ngoại tình?
Bản cam kết được hiểu là văn bản được thành lập bởi hai hoặc nhiều bên, khi các bên có nhu cầu thực hiện cam kết với nhau về một nội dung nhất định, các bên hứa với nhau sẽ thực hiện một nghĩa vụ nào đó với nhau, nếu không thực hiện được cam kết này thì sẽ phải chịu một trách nhiệm nào đó theo như thỏa thuận trong cam kết mà các bên đã ký tên.
Mẫu bản cam kết không ngoại tình được hiểu là mẫu văn bản do vợ và chồng thực hiện cam kết với nhau nhằm mục đích thỏa thuận rằng cả hai bên sẽ không ngoại tình, nếu như một trong hai bên vi phạm cam kết đã ký thì sẽ phải chịu trách nhiệm như trong bản cam kết. Các trách nhiệm này có thể là các ràng buộc về giành quyền nuôi con, quyền tài sản…
Mục đích của mẫu bản cam kết không ngoại tình: khi nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau, có thể là để tạo niềm tin hoặc đề phòng trước hành vi ngoại tình của đối phương, hoặc do một trong các bên đã ngoại tình nên đối phương muốn ràng buộc nhau bằng các cam kết không ngoại tình.
Theo đó thì khi người vợ hoặc chồng đã ký vào cam kết không ngoại tình, nếu vi phạm cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, một vấn đề gặp phải khi thực hiện bản cam kết này đó là chứng minh yếu tố ngoại tình. Thông thường, bản chất của cam kết này là khi một trong hai vợ chồng có hành vi ngoại tình thì sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận. Vì thế, để căn cứ người ngoại tình phải chịu trách nhiệm như cam kết thì cần chứng minh được yếu tố ngoại tình. Tuy nhiên vướng mắc ở đây là chứng minh yếu tố ngoại tình bởi khi người ngoại tình đã biết rõ nội dung cam kết sẽ có bất lợi về giành quyền nuôi con hay tài sản cho mình thì sẽ cẩn trọng hơn trong vấn đề ngoại tình. Bởi tính chất để có thể chứng minh ngoại tình cần bằng chứng chứng cứ rõ ràng: có thể là bằng chứng về sống chung với nhau như vợ chồng, bằng chứng về việc hai người ngoại tình với nhau (video, hình ảnh…) thế nên rất khó để có thể buộc tội đối phương ngoại tình để thực hiện theo bản cam kết. Khi đối phương đã biết rõ bất lợi của chính mình, lúc này người ngoại tình sẽ cẩn trọng hơn trong việc để người khác phát hiện hành vi ngoại tình.
2. Quy định của pháp luật về hành vi ngoại tình:
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Vợ chồng được hiểu là mối quan hệ được xác lập dựa trên việc kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó thì tại Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Theo quy định được nêu trên, nếu người nào có hành vi ngoại tình tức kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người đang có gia đình thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.
Đối với xử phạt hành chính đối với người ngoại tình với người đã có gia đình:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Nếu những hành vi ngoại tình có các tình tiết nghiêm trọng thì không chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính mà người thực hiện hành vi ngoại tình có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tùy thuộc vào hành vi ngoại tình có nghiêm trọng hay không mà người thực hiện hành vi ngoại tình sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
3. Mẫu bản cam kết không ngoại tình:
Mẫu 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——
….., ngày….. tháng….. năm……..
BẢN CAM KẾT
Tên cá nhân:……
Số CMND/CCCD/hộ chiếu/ĐKKD :………….Ngày cấp: ……….Nơi cấp:…….
Địa chỉ cư trú/trụ sở:………
Nơi làm việc(nếu có): ………
Điện thoại liên hệ: ………
Tôi cam kết các nội dung sau đây……
1………
2………
3………
4………
5………
Tôi/chúng tôi đề nghị:
1……
2……
Người cam kết (Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——-
GIẤY CAM KẾT
Tên tôi là:……
Ngày tháng năm sinh: …… Giới tính: ……
Quê quán: ……
Địa chỉ thường trú:……
Nơi ở hiện tại: …
Số CMTND:…… Ngày cấp: …… Nơi cấp:……
Nơi làm việc:…….. Chức vụ :………
Trình độ: …… Chuyên ngành: ……
Điện thoại liên hệ: ……
Tôi cam kết các nội dung sau đây:
……
Nếu vi phạm những điều cam kết trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…………., ngày …… tháng …… năm……….
Người cam kết
(Kí, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu bản cam kết không ngoại tình:
– Về mặt hình thức: Mẫu cam kết không ngoại tình có thể được viết tay hoặc đánh máy, pháp luật không yêu cầu về mặt hình thức phải là văn bản bắt buộc đánh máy. Tuy nhiên, là một bản cam kết cần có hình thức gọn gàng, trình bày dễ hiểu, dễ đọc, bố cục logic. Cũng như nhiều văn bản khác thì Mẫu cam kết không ngoại tình mở đầu bằng Quốc hiệu, tiêu ngữ, sau đó đến tên văn bản. Bố cục cần có đầy đủ những nội dung cần thiết mà hai bên thỏa thuận với nhau, cuối văn bản cần có chữ ký của các bên để đảm bảo hiệu lực của mẫu cam kết.
– Về mặt nội dung:
+ Thông tin của hai bên cam kết: khi thành lập bản cam kết, đương nhiên cam kết sẽ là giữa hai hoặc nhiều bên trở lên. Thông tin của các bên là cần thiết để có thể thể hiện được rằng ai đang cam kết với ai. Các bên cam kết cần thể hiện rõ họ và tên, địa chỉ, số căn cước công dân.
+ Nội dung cam kết: hai bên cam kết những nội dung gì cần phải trình bày rõ ràng, tránh có nội dung gây khó hiểu, nhầm lẫn dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhau. Thông thường hai vợ chồng muốn cam kết về không ngoại tình sẽ kèm theo các điều kiện về con cái và tài sản sẽ thuộc về người còn lại nếu người kia ngoại tình. Điều kiện cam kết thường sẽ dùng để ràng buộc vợ hoặc chồng không tái phạm hành vi ngoại tình.
+ Chữ ký của hai bên: phần quan trọng của bản cam kết là chữ ký của các bên nhằm xác nhận những nội dung của bản cam kết là đồng ý với những nội dung này, xác thực nội dung đã thỏa thuận. Trường hợp thiếu một trong các chữ ký của người thực hiện cam kết thì sẽ không được công nhận là cam kết có hiệu lực, bởi nội dung cam kết chưa được xác nhận bởi điều này.
Như vậy, qua phân tích nêu trên, Mẫu bản cam kết không ngoại tình là văn bản được các cặp vợ chồng lựa chọn khi hai bên cam kết không ngoại tình. Mẫu văn bản này tuy bản chất là việc cam kết bắt buộc hai bên phải thực hiện và có hiệu lực trước tòa tuy nhiên nó cũng tồn đọng nhiều vấn đề pháp lý.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến Mẫu bản cam kết không ngoại tình cùng các vấn đề pháp luật liên quan và hướng dẫn cách soạn thảo văn bản này. Trường hợp khách hàng có gặp các vấn đề liên quan đến các vấn đề hôn nhân gia đình hay còn thắc mắc về Mẫu bản cam kết không ngoại tình vui lòng liên hệ đến Luật Dương Gia để được tư vấn thêm.
Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.