Hiện nay, có nhiều hoạt động lấn chiếm lòng lề đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tham gia giao thông, hành vi này gây cản trở giao thông và có thể tìm ẩn nhiều rủi ro tai nạn giao thông. Luật Dương Gia xin gửi tới bạn đọc Mẫu văn bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường mới nhất:
Lấn chiếm lòng lề đường là hành vi gây cản trở cho người đi bộ và gây cản trở cho các phương tiện khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự giao thông và an toàn của mọi người, vì vậy đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Có thể tham khảo mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: …
Tôi tên là: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Nơi tạm trú: …
Nghề nghiệp: … tại: …
Sau khi nghe phổ biến các quy định về trật tự công cộng – trật tự đô thị và giao thông đường bộ. Bản thân tôi nhận thức đưọc, hiễu rõ các quy định nay tôi xin cam kết:
1. Không sử dụng trái phép lòng đường hè phố đế kinh doanh ăn uống, họp chợ, bày bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện mảy móc và các hoạt dộng cản trở giao thông.
2. Không chiếm dụng lòng, lề đường, hè phố, làm nơi giữ xe; không dừng, đỗ, để các loại phương tiện trái quy định.
3. Không đỗ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trên lòng, lề đường, vỉa hè.
4. Không sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang An toàn giao thông.
5. Không bày bán máy móc, thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng gây cản trở giao thông
6. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ vệ sinh môi trường.
Tôi xin hứa thực hiện đúng các cam kết trên. Nếu vi phạm các nội dung cam kết trên tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
…, ngày … tháng … năm …
Người ký cam kết
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trong quá trình viết bản cam kết không thực hiện hành vi lấn chiếm lòng lề đường, cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Tại phần kính gửi của bản cam kết, cần phải ghi rõ và cụ thể tên của cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân hoặc công an nhân dân);
-
Tại phần nội dung của bản cam kết, cần phải cung cấp đầy đủ và chính xác, chi tiết nhất thông tin của cá nhân, tổ chức làm bản cam kết (trong đó bao gồm họ và tên, địa chỉ, nghề), những nội dung cam kết (không thực hiện hành vi lấn chiếm lòng lề đường hoặc lớn chiếm vỉa hè trái quy định của pháp luật). Và người làm đơn cần phải cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm;
-
Cuối bản cam kết thì cần phải ký tên, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
2. Trường hợp nào lấn chiếm lòng đường sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 12 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ), thì hành vi lấn chiếm vỉa hè hoặc lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị xử lý theo quy định về “xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề sử dụng và khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ”. Theo đó, mức phạt tiền cao nhất được xác định như sau:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các cá nhân, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các tổ chức khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Thực hiện hành vi chiếm dụng đất của đường bộ hoặc chiếm dụng đất hành lang an toàn giao thông đường bộ để xây dựng nhà ở;
-
Mở đường nhánh đấu nối trái quy định của pháp luật với đường chính.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp lấn chiếm vỉa hè hoặc lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm hoặc lên đến 40.000.000 đồng đối với các tổ chức vi phạm khi thực hiện một trong những hành vi sau đây:
+ Thực hiện hành vi chiếm dụng đất của đường bộ hoặc chiếm dụng đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở trái phép;
+ Mở đường nhánh đấu nối trái quy định của pháp luật vào đường giao thông chính.
3. Chiếm dụng hè phố từ 5m2 đến dưới 10m2 làm nơi trông xe thì bị phạt thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 12 của
-
Thực hiện hành vi đổ trái phép các loại vật liệu/phế liệu chất thải; hoặc để trái phép vật liệu/phế liệu chất thải trong phạm vi đất dành cho khu vực đường bộ, ngoại trừ các hành vi được quy định cụ thể tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 của
Nghị định ngày 30 tháng 12 năm 2019 (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ);100/2019/NĐ-CP -
Có hành vi tự ý lắp đặt, đắp, san mặt bằng trong khu vực: Hành lang an toàn giao thông đường bộ, phần đất dọc hai bên khu vực đường bộ được sử dụng để quản lý và bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
-
Có hành vi tự tiện gắn các công trình thiết bị báo hiệu đường bộ có nội dung không liên quan tới ý nghĩa công trình, mục đích của công trình đường bộ;
-
Sử dụng trái phép đất trong khu vực đường bộ hoặc sử dụng trái phép đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ làm nơi tập kết hoặc là nơi trung chuyển các loại hàng hóa, vật liệu xây dựng, vật tư xây dựng, các loại trang thiết bị máy móc, các loại vật dụng khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
-
Có hành vi xây dựng rạp, lều quán, các công trình xây dựng khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, tại cầu vượt, xây dựng tại hầm dành cho người đi bộ, gầm cầu vượt, ngoại trừ những hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều 20 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ);
-
Có hành vi bày bán các loại trang thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, vật tư xây dựng, có hành vi sản xuất hoặc ra công hàng hóa trên lòng đường đô thị hoặc trên hè phố;
-
Có hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị, chiếm dụng hè phố với diện tích từ 05 mét vuông đến dưới 10 mét vuông làm nơi trông giữ xe;
-
Thực hiện hành vi xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng trực tiếp ra đường phố khi chưa xử lý;
-
Có hành vi chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc chiếm dụng là đường của khu vực đô thị với diện tích từ 20 mét vuông trở lên để làm khu vực trông giữ xe.
Theo đó có thể nói, pháp luật hiện nay quy định áp dụng mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, hoặc phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các tổ chức vi phạm khi thực hiện hành vi chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc chiếm dụng là đường của khu vực đô thị với diện tích từ 20 mét vuông trở lên để làm nơi trông giữ xe (Điều 12 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, các tổ chức và cá nhân bắt buộc phải thu dọn chất thải, thu dọn rác, phương tiện, vật tư xây dựng, vật liệu xây dựng, các loại hàng hóa, các loại máy móc, trang thiết bị, biển quảng cáo, biển hiệu, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do quá trình thực hiện hành vi vi phạm hành chính gây ra.
THAM KHẢO THÊM: