Tuần sinh hoạt công dân được thực hiện định kỳ trong khoảng thời gian học tập ở trường đại học. Trong đó, có tuần sinh hoạt được thực hiện đầu khóa để phổ biến, vận động và tăng cường nhận thức của sinh việc trong trách nhiệm quyền lợi của mình. Cùng tìm hiểu mẫu bài thu hoạch thông qua một số câu hỏi trong bài viết.
Mục lục bài viết
1. Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu khóa là gì?
Bài thu hoạch là kết quả trong nhận thức, tiếp thu và vận dụng kiến thức của công dân trong khóa sinh hoạt. Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa là tuần sinh hoạt đầu tiên của sinh viên trong năm học.
Khi đó, sinh viên sau khi được giáo dục, phải thể hiện các kết quả nhận thức của mình thông qua bài thu hoạch. Đây là một bài viết mà sinh viên cần thực hiện khi vừa hoàn thành khóa học chính trị đầu khóa. Trong bài thu hoạch này chính là việc tổng hợp lại các thông tin, nội dung được học sau khóa học đó.
Cứ định kỳ, việc học tập giúp mang đến các nhận thức trong tuyên truyền, phổ biến khóa học chính trị. Để các công dân tiếp cận, tăng nhận thức và tư tưởng của mình ngay khi còn ngồi trên ghế của các môi trường giáo dục.
2. Mẫu bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu khóa:
2.1. Quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên:
Câu trả lời gợi ý:
Sau khi tham gia tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên, tôi đã được tuyên truyền, vận động cũng như truyền tải thông tin về khóa học chính trị. Nhờ vậy mà nắm rõ những quyền và nghĩa vụ của học sinh viên viên. Nội dung này được trình bày bên dưới:
Quyền của học sinh sinh viên:
Thứ nhất, được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu:
+ Đủ điều kiện dự thi.
+ Đủ các điều kiện xét tuyển do hội đồng tuyển sinh trường quy định cho mỗi khóa tuyển sinh và từng ngành nghề.
Các điều kiện được xác định cả về năng lực, học lực cũng như các điều kiện cần và đủ khác. Đáp ứng tiêu chuẩn cũng như đầu vào tương đương về năng lực, các điều kiện phẩm chất cơ bản.
Thứ hai, được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ học tập theo quy định của trường. Đây là các thiết bị, phương tiện hỗ trợ trong nhiệm vụ học tập. Qua đó giúp sinh viên được tiếp cận tốt hơn với môi trường, các thực tiễn kinh nghiệm trên lý thuyết được giảng.
Thứ ba, Học sinh sinh viên được khuyến khích học vượt thời hạn quy định. Khi mà sinh viên có đủ khả năng, năng lực để học tập tốt hơn với số lượng môn tăng. Được tham gia nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp họ nhanh chóng hoàn thành chương trình học, được tiếp cận và có các thành tích trong học tập, nghiên cứu.
Thứ tư, trong thời gian học tập, sinh viên hệ chính quy được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước như:
+ Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình (đối với học sinh sinh viên).
+ Được cấp học bổng khuyến khích, nếu đạt được tiêu chuẩn quy định.
Các quyền lợi này giúp sinh viên ổn định tham gia việc học tập, thời gian không bị gián đoạn. Đặc biệt là có sự thúc đẩy, có khuyến khích và công nhận đối với các sinh viên có thành tích học tập tốt.
Thứ năm, học sinh sinh viên được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Nhà trường có đội ngũ và khu vực thực hiện y tế, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.
Thứ sáu, học sinh sinh viên được quyền cử đại diện vào các Hội đồng trường, Hội đồng khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng xét học bổng và các hội đồng khác của trường có liên quan đến học sinh sinh viên. Đây là các học sinh, sinh viên có thành tích học tập tốt, có phẩm chất và tích cực trong công tác và phong trào chung.
Học sinh sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện hoạt động trong các tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng công sản Việt nam.
Thứ bảy, học sinh sinh viên được nhà trường giúp đỡ để tìm việc làm khi ra trường. Được nhà trường hỗ trợ tìm nơi thực tập, tìm kiếm kinh nghiệm. Học sinh sinh viên đạt loại khá, giỏi được nhà trường ưu tiên trong giới thiệu tìm việc làm. Để thể hiện chất lượng trong công tác giảng dạy, giáo dục của cơ sở giáo dục đại học.
Thứ tám, được chuyển đổi ngành học với điều kiện:
+ Đã học xong năm thứ nhất, xong năm đầu của giai đoạn II tại những trường tuyển theo ngành và đào tạo theo hai giai đoạn và đủ điểm xét tuyển quy định đối với thí sinh dự thi vào ngành đó trong kỳ thi tuyển sinh vào giai đoạn I và giai đoạn II.
+ Đã học xong năm thứ nhất hoặc học ở các trường không thi tuyển theo ngành hoặc chưa thực hiện quy trình đào tạo hai giai đoạn.
+ Có đơn xin thay đổi ngành học với các lý do chính đáng và được Hiệu trưởng chấp nhận.
Sinh viên có thể chuyển sang ngành học khác phù hợp với khả năng, nhu cầu, các điều kiện khác theo quy định, quy chế.
Nghĩa vụ của học sinh sinh viên:
Các nghĩa vụ phải được thực hiện bên cạnh các quyền lợi nhận được. Để đảm bảo ý nghĩa thực hiện, hưởng các chế độ học tập tại cơ sở giáo dục đại học.
– Thứ nhất: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy chế và nội quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chủ quản của trường
Trong học tập rèn luyện học sinh sinh viên phải:
+ Nộp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định ghi trong giấy triệu tập khi đến trường.
+ Có mặt trong thời hạn quy định ghi trong giấy triệu tập đến trường.
+ Thực hiện đầy đủ quy định về khám sức khỏe.
+ Thực hiện đầy đủ quy chế và nội quy về học tập, thực tập.
+ Lễ phép đối với thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong trường.
+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường. Nếu làm mất mát, hư hỏng phải bồi thường thiệt hại.
+ Đóng học phí đầy đủ trong thời hạn quy định của nhà trường, nếu thuộc diện đóng học phí.
+ Tham gia đóng góp lao động công ích xây dựng nhà trường.
Các nghĩa vụ này giúp sinh viên được tham gia, đủ tiêu chuẩn và khả năng để duy trì việc học tập. Đặc biệt là tuân thủ các nội quy, quy chế được trường, lớp đề ra.
– Thứ hai, trong sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội:
+ Học sinh sinh viên nội trú phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy ký túc xá. Đóng lệ phí ký túc xá đầy đủ và đúng hạn.
+ Nghiêm cấm học sinh sinh viên dính đến các tệ nạn xã hội.
+ Học sinh sinh viên không được tự ý thành lập hoặc tham gia hoạt động trong các hội, các tổ chức chính trị và các hoạt động mang tính chất chính trị khác khi chưa được phép của Hiệu trưởng và các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.
+ Học sinh sinh viên thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh.
Các nhóm sinh viên trong nhu cầu tham gia hoạt động được trường tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Đồng thời đảm bảo trách nhiệm, phẩm chất của một công dân Việt nam.
2.2. Nhận thức của anh/chị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Câu trả lời gợi ý:
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức vô song. Bác là tấm gương đạo đức của người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Sinh viên, thanh niên trí thức cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Dưới đây là một số nội dung:
– Một là, trong trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng:
+ Học trung với với, hiếu với nhân dân.
+ Suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp giải phóng con người.
Tấm gương vì nước, vì dân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận và kính phục.
– Hai là, tăng nhận thức và áp dụng các đức tính tốt của người:
+ Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Đời riêng trong sáng.
+ Nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Đây là các đức tính cần được nhân rộng và áp dụng có hiệu quả ở cộng đồng. Từ đó giúp giá trị, ý nghĩa của các mối quan hệ xã hội được thúc đẩy.
– Ba là, nhiệm vụ phụng sự nhân dân:
+ Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
+ Luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la đối với con người. Tình thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân.
– Bốn là, trở thành tấm gương tự học và rèn luyện cho mọi người xung quanh:
+ Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
+ Kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hộ và pháp luật.
+ Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.
Trên đây là một số gợi ý sơ lược bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Bạn đọc có thể triển khai thành bài viết hoàn chỉnh nếu gặp các câu hỏi như bên trên.
THAM KHẢO THÊM: