Ngày nay có rất nhiều các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Khi tham gia đầu tư tài chính, các cá nhân, tổ chức phải lập báo cáo tình hình đầu tư tài chính.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tình hình đầu tư tài chính là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản, thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,…Các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là những người tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính – hàng hóa của thị trường tài chính. Việc đầu tư tài chính giúp các cá nhân, tổ chức làm giàu và nâng cáo hiểu biết của họ về thị trường tài chính trong và ngoài nước. Báo cáo tình hình đầu tư tài chính được Bộ tài chính ban hành và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư.
Mẫu B12a-BH: Báo cáo tình hình đầu tư tài chính là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tình hình đầu tư tài chính. Mẫu nêu rõ hình thức đầu tư, phát sinh tăng trong năm, phát sinh giảm trong năm,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 102/2018/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán bảo hiểm xã hội. Sau khi hoàn thành việc lập mẫu báo cáo người lập biểu mẫu, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị cần ký và ghi rõ họ tên của mình để mẫu báo cáo tình hình đầu tư tài chính có giá trị.
2. Mẫu báo cáo tình hình đầu tư tài chính:
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
—————-
Mẫu B12a-BH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài Chính)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Năm …..
Đơn vị tính:………
STT | Hình thức đầu tư | Mã số | Dư nợ đầu năm | Phát sinh tăng trong năm | Phát sinh giảm trong năm | Xóa nợ gốc trong năm | Dư nợ cuối năm | ||
Tổng số | Trong đó quá hạn | Tổng số | Trong đó quá hạn | ||||||
A | B | C | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 |
I | Mua trái phiếu Chính phủ | ||||||||
II | Cho Ngân sách nhà nước vay | ||||||||
III | Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại | ||||||||
IV | Mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi bởi các ngân hàng thương mại | ||||||||
V | Mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành | ||||||||
VI | Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ | ||||||||
VII | Khác |
Ngày ….tháng…..năm….
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo tình hình đầu tư tài chính:
– Phần mở đầu:
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
+ Mẫu B12a-BH (Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài Chính)
+ Tên biên bản cụ thể là báo cáo tình hình đầu tư tài chính.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Năm lập mẫu báo cáo.
+ Đơn vị tính.
+ Nội dung báo cáo tình hình đầu tư tài chính.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu báo cáo.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người lập mẫu.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán trưởng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
4. Một số vấn đề liên quan về thị trường tài chính:
4.1. Tổng quan về thị trường tài chính:
Thị trường tài chính được hiểu là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định, hay hiểu một cách khái quát nhất thì đó là nơi diễn ra quá trình trao đổi mua bán các công cụ tài chính và công cụ thanh toán. Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội.
Cấu trúc thị trường tài chính có thể có thể được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau, tuy nhiên có thể căn cứ vào 3 thành phần chính đó là:
– Thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động.
– Sự luân chuyển các nguồn tài chính.
– Tính chất pháp lý của thị trường tài chính.
Đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính là các khoản vốn.
4.2. Điều kiện cần thiết để hình thành thị trường tài chính và các yếu tố cơ bản của thị trường tài chính:
Cần đáp ứng các điều kiện sau đây để hình thành thị trường tài chính:
– Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định.
– Các công cụ tài chính phải đa dạng.
– Hình thành và phát triển các tổ chức trung gian tài chính.
– Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý.
– Xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật.
– Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu kiến thức của thị trường tài chính.
Các yếu tố cơ bản của thị trường tài chính:
Bao gồm ba yếu tố cơ bản sau:
– Đối tượng của thị trường tài chính là những nguồn cung và nguồn cầu về vốn.
– Công cụ tham gia vào thị trường tài chính bao gồm các chứng từ có giá trị do các chủ thể phát hành.
– Chủ thể của thị trường tài chính là những thể nhân và pháp nhân tham gia thị trường tài chính chủ yếu là các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng, quỹ đầu tư…
4.3. Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam hiện nay:
Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được thì cấu trúc của thị trường tài chính Việt Nam như sau:
– Thị trường tiền tệ: Là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm).
– Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
4.4. Chức năng, vai trò của thị trường tài chính:
Chức năng của thị trường tài chính:
Thị trường tài chính gồm các chức năng cơ bản sau đây:
– Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế quan trọng trong việc dẫn vốn từ những người thừa vốn vì họ chi tiêu ít hơn thu nhập tới những người thiếu vốn vì họ muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ.
– Thị trường tài chính được thể hiện qua việc hình thành giá của các tài sản tài chính.
– Thị trường tài chính là tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Thiếu tính thanh khoản các nhà đầu tư phải năm giữ tài sản tài chính cho đến khi nào đáo hạn, hoặc đối với cổ phiếu cho khi nào công ty tự nguyện thu hồi hoặc nếu không tự nguyện thì phải chờ thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều có tính thành khoản, nhưng mức độ thanh khoản sẽ là khác nhau giữa chúng.
– Thị trường tài chính giúp giảm bớt chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin: Để các giao dịch có thể được diên ra thì những người mua và người bán phải tìm được nhau. Họ phải mất rát nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếm này, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của họ. Chi phí đó là chi phí tìm kiếm. Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ cần có các thông tin về giá trị đầu tư như khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền kỳ vọng. Thị trường tài chính nhờ có tính trung lập này- là nơi để người mua, người bán đến đó tìm gặp nhau, là nơi cung cấp các thông tin một cách công khai và đầy đủ- nên có khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép giảm đến mức thấp nhất những khoản chi phí trên.
– Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước.
– Thị trường tài chính giúp ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ.
– Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
Vai trò của thị trường tài chính:
Vai trò thị trường tài chính trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta những năm qua như sau:
– Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đế người kinh doanh, giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư đóng góp khoảng 50%-55% tăng trưởng kinh tế hàng năm. Bởi vậy, huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội là một khâu cốt yếu và vô cùng quan trọng của toàn bộ hệ thống các ngân hàng nước ta.
– Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp và người sản xuất còn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chỉ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng. Để có vốn cho vạy, các ngân hàng thương mại đã huy động vốn cho đầu tư phát triển bằng đa dạng các phương thức, như giải tỏa vốn đọng trong nợ xấu, phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn điều lệ, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển dịch vụ ngân hàng.
– Hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đáng chú ý là các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm trên 70% thị phần huy động vốn; thị phần của các ngân hàng thương mại cổ phần tuy còn khiêm tốn, nhưng đang có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh các kênh huy động vốn nói trên hệ thống ngân hàng còn là đầu mối đàm phán và ký kết, tổ chức tiếp nhận vốn và cho vay nhiều dự án của WB, ADB về điện lực, giao thông, cải thiện môi trường, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
– Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
– Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính.
– Đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế.