Báo cáo tài chính là một hoạt động không thể thiếu không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước. Đây là hoạt động thường niên, được thực hiện khi tổng kết hết một năm tài chính. Khi thực hiện hoạt động báo cáo tài chính, thì cần phải có thuyết minh báo cáo tài chính.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?
Tại Khoản 1 Điều 29
“1.
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d)
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán, hay chính là thành phần trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đơn vị. Bản thuyết minh báo cáo tài chính thể hiện các thông tin phân tích các thông tin được thể hiện trong các giấy tờ được sử dụng trong báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, thì trong
Đối với Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số 04/BCTC do Bộ Tài chính ban hành thì được sử dụng trong báo cáo tài chính đối với những chủ thể nhất định. Theo đó, trong Điều 2. Đối tượng áp dụng của thông tư 107/2017/TT- BTC thì Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số 04/BCTC được sử dụng trong báo cáo tài chính của ơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính (gọi chung là đơn vị hành chính, sự nghiệp) và áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi thường xuyên được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính được sử dụng để tường thuật lại hoặc mang ý nghĩa phân tích các thông tin được trình bày trong các văn bản như
Thuyết minh báo cáo tài chính thể hiện các thông tin chung về cơ sở, chính sách kế toán áp dụng trong đơn vị hành chính, sự nghiệp; thông tin bổ sung, phân tích về tình hình tài chính đơn vị hành chính, sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị hành chính, sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; thuyết minh, giải trình về chênh lệch thông tin trọng yếu giữa Báo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị hành chính, sự nghiệp, đơn vụ sự nghiệp công lập.
2. Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính :
Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B04/BCTC được ban hành trong Thông tư số 107/2017/TT- BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
Mẫu B04/BCTC
(Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)
Tên cơ quan cấp trên:……
Đơn vị báo cáo:……
CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31/12/20xx
I. Thông tin khái quát
Đơn vị………(1)
QĐ thành lập số ngày ……/……/……
Tên cơ quan cấp trên trực tiếp:
Thuộc đơn vị cấp 1:…..(2)
Loại hình đơn vị:……. (3)
Đơn vị SNCL tự chủ chi thường xuyên và đầu tư
Đơn vị SNCL tự chủ chi thường xuyên
Đơn vị SNCL tự chủ một phần chi thường xuyên
Đơn vị SNCL do NSNN cấp kinh phí
Đơn vị hành chính được giao tự chủ kinh phí
Đơn vị hành chính không được giao tự chủ kinh phí
Quyết định giao tự chủ tài chính số ……ngày …….của
Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị:
II. Cơ sở lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của đơn vị được lập theo hướng dẫn của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.
Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam. Các chính sách kế toán được áp dụng nhất quán trong suốt các kỳ kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính này là của bản thân đơn vị kế toán chưa bao gồm thông tin của các đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc.
Báo cáo tài chính của đơn vị đã được………. phê duyệt để phát hành vào ngày ………
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính (4)
Đơn vị tính:…
1. Tiền
Chi tiết | Số cuối năm | Số đầu năm |
– Tiền mặt | ||
– Tiền gửi kho bạc | ||
– Tiền gửi ngân hàng | ||
– Tiền đang chuyển | ||
Tổng cộng tiền: |
2. Các khoản phải thu khác
Chi tiết | Số cuối năm | Số đầu năm |
a. Tạm chi: | ||
– Tạm chi thu nhập tăng thêm | ||
– Tạm chi từ dự toán ứng trước | ||
– Tạm chi khác | ||
b. Tạm ứng cho nhân viên | ||
c. Thuế GTGT được khấu trừ: | ||
– Đối với hàng hóa, dịch vụ | ||
– Đối với TSCĐ | ||
d. Chi phí trả trước | ||
d. Đặt cọc, ký quỹ, ký cược | ||
e. Phải thu khác: | ||
– Phải thu tiền lãi | ||
– Phải thu cổ tức/lợi nhuận | ||
– Phải thu các khoản phí và lệ phí | ||
– Các khoản phải thu khác | ||
Tổng các khoản phải thu khác: |
3. Hàng tồn kho
Chi tiết | Số cuối năm | Số đầu năm |
– Nguyên liệu vật liệu | ||
– Công cụ dụng cụ | ||
– Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dở dang | ||
– Sản phẩm | ||
– Hàng hóa | ||
Tổng hàng tồn kho: |
4. Tài sản cố định
Tài sản cố định của đơn vị được trình bày theo nguyên giá (giá gốc); giá trị còn lại = Nguyên giá trừ đi (-) giá trị hao mòn lũy kế và khấu hao lũy kế.
Tỷ lệ trích hao mòn và khấu hao thực hiện theo …………số………… ngày ……/……/………… của
Khoản mục chi tiết | Tổng cộng | TSCĐ hữu hình | TSCĐ vô hình |
Nguyên giá | |||
Số dư đầu năm | |||
Tăng trong năm | |||
Giảm trong năm | |||
Giá trị hao mòn, khấu hao lũy kế | |||
Giá trị còn lại cuối năm |
5. Xây dựng cơ bản dở dang
Chi tiết | Số cuối năm | Số đầu năm |
a. Mua sắm TSCĐ (chi tiết theo từng tài sản) | ||
b. XDCB dở dang (chi tiết theo từng công trình) | ||
c. Nâng cấp TSCĐ (chi tiết theo từng tài sản) | ||
Tổng giá trị xây dựng dở dang |
6. Tài sản khác
Chi tiết | Số cuối năm | Số đầu năm |
Đơn vị thuyết minh chi tiết | ||
…………………………………… | ||
Tổng giá trị tài sản khác |
7. Phải trả nợ vay
Chi tiết | Số cuối năm | Số đầu năm |
– Vay ngắn hạn | ||
– Vay dài hạn | ||
Tổng các khoản vay |
* Soạn thảo báo cáo tài chính
(1) Ghi tên đơn vị lập thuyết minh báo cáo tài chính
(2) Ghi tên đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý
(3) Chọn loại hình đơn vị phù hợp với loại hình được liệt kê phía dưới
(4) Ghi liệt kê các thông tin theo chỉ dẫn của bảng
3. Quy định về việc lập báo cáo tài chính, lập thuyết minh báo cáo tài chính:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn vị kế toán nói chung và đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc đối tượng phải sử dụng bản Thuyết minh báo cáo tài chính phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trong trường hợp đơn vị phải lập báo cáo tài chính theo quy định khác pháp luật về việc lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính theo quy định riêng biệt đó.
Đơn vụ hành chính, sự nghiệp lập báo cáo tài chính, bản thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu đã được thống kê sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp tiến hành lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán thuộc quản lý của mình;
Báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán và đúng theo hình thức theo quy định của pháp luật; nếu trong trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do
Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, đơn vị hành chính, sự nghiệp. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
* Cơ sở pháp lý
– Luật Kế toán năm 2015
– Thông tư số 107/2017/TT- BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp