Đối với doanh nghiệp hoạt động báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là không thể thiếu, những người có thẩm quyền sẽ xem xét và xử lý báo cáo theo quy định. Bên có trách nhiệm gửi báo cáo sẽ là bên kế toán, vậy mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kết quả hoạt động là gì, mục đích của mẫu báo cáo?
Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là báo cáo tài chính tổng hợp, nội dung báo cáo này phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh một kỳ của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thực chất là một bảng báo cáo lãi lỗ, bảng báo cáo này sử dung các số liệu kế toán có thực đã diễn ra trong vòng một năm qua để chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ nhất định và như một định hướng cho doanh nghiệp hoạt động trong thời gian tới, tối ưu hóa lợi nhuận trong năm tới.
Mục đích của mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Trên thực tế các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuân đều quan tâm đến phương án tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, tất cả những người có liên quan đến doanh nghiệp từ người sáng lập, người lãnh đạo, người nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp đề có quyền được biết đến tình hình kinh doanh của công ty. Dựa vào tình hình này, báo cáo kết quả kinh doanh chính là phương tiện giúp cho những người này nắm bắt được tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp. Đồng thời nắm bắt được tình hình kinh doanh lãi lỗ của doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ có thể đưa ra các định hướng, quyết định sao cho phù hợp giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận vào các năm tài chính tiếp theo, hạn chế tối đa các sai lầm của năm cũ.
2. Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động chi tiết nhất hiện nay:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNN)
Đơn vị báo cáo: ………………… Địa chỉ: …………………………… | Mẫu số B02 – DNN (Ban hành theo |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm…
Đơn vị tính: ………….
CHỈ TIÊU | Mã số | Thuyết minh | Năm nay | Năm trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 | |||
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 | |||
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) | 10 | |||
4. Giá vốn hàng bán | 11 | |||
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) | 20 | |||
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 21 | |||
7. Chi phí tài chính | 22 | |||
– Trong đó: Chi phí lãi vay | 23 | |||
8. Chi phí quản lý kinh doanh | 24 | |||
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 – 22 – 24) | 30 | |||
10. Thu nhập khác | 31 | |||
11. Chi phí khác | 32 | |||
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) | 40 | |||
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) | 50 | |||
14. Chi phí thuế TNDN | 51 | |||
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51) | 60 |
NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) | KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) | Lập, ngày … tháng … năm … NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo:
(1) Ghi các doanh thu từ hoạt động hành chính sự nghiệp: Ghi rõ từ các nguồn
+ Từ NSNN cấp;
+ Từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài;
+ Từ nguồn phí được khấu trừ, để lại;
+ Chi phí hoạt động;
+ Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài;
+ Chi phí hoạt động thu phí.
(2) Ghi rõ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cụ thể: doanh thu, chi phí, thặng dư hoặc thâm hụt;
(3) Ghi rõ các hoạt động tài chính: doanh thu, chi phí, thặng dư hoặc thâm hụt;
(4) Các hoạt động khác như doanh thu khác, chi phí khác, thặng dư hoặc thâm hụt;
(5) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
(6) Thặng dư/thâm hụt trong năm: Sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị hành chính, Phân phối cho các quỹ, Kinh phí cải cách tiền lương.
4. Những quy định về việc lập báo cáo kết quả hoạt động:
4.1. Yêu cầu đối với việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Theo Điều 9 Thông tư 99/2018/TT-BTC hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toàn nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên thì việc lập báo cáo tài chính tổng hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Về hình thức: Báo cáo tài chính tổng hợp phải được trình bày chặt chẽ, có hệ thống, theo đúng mẫu biểu và các chỉ tiêu đã quy định tại Thông tư 99/2018/TT-BTC.
– Về nội dung: Báo cáo kết quả tài chính về số liệu phải đảm bảo xác nhận một cách trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với tình hình tài chính, kết quả hoạt động, các luồng tiền từ hoạt động và các thông tin
4.2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính tổng hợp:
Báo cáo khác với các văn bản khác, báo cáo đòi hỏi sự chính xác về các số liệu dựa trên tình hình thực tế đã thực hiện, do đó việc lập báo cáo phải tuân thủ đúng các nguyên tắc mà pháp luật đặt ra nhằm phản ánh đúng tình hình cần báo cáo.
Theo Điều 10 Thông tư 99/2018/TT-BTC hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toàn nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên thì nguyên tắc lập báo cáo tài chính tổng hợp được quy định như sau:
– Thời gian lập báo cáo kết quả tài chính: Báo cáo tài chính tổng hợp được lập sau khi kết thúc kỳ kế toán năm vào thời điểm 31/12 hàng năm.
Về nguyên tắc lập kế toán tổng hợp thì báo cáo của các đơn vị kế toán cấp dưới được sử dụng làm căn cứ lập báo cáo tài chính tổng hợp. Do đó để đảm bảo kế toán cấp trên lập báo cáo tổng hợp chính xác cả về nội dung lẫn thời hạn thì báo cáo của đơn vị kế toán phải được lập cho cùng một kỳ báo cáo với báo cáo tài chính tổng hợp.
Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán khác ngày 31/12 thì đơn vị kế toán cấp dưới phải lập và gửi các báo cáo cho mục đích tổng hợp báo cáo theo quy định của Thông tư 99/2018/TT-BTC.
– Về nội dung báo cáo kết quả tài chính:
Báo cáo kết quả tài chính hay còn gọi là báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên phải được tổng hợp đầy đủ, bao gồm thông tin tài chính của tất cả đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc theo quy định; trong đó các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần, doanh thu, chi phí và các luồng tiền của đơn vị kế toán cấp trên được trình bày trên các biểu mẫu báo cáo tương ứng giống như là các báo cáo của một đơn vị kế toán độc lập. Trường hợp báo cáo không có đầy đủ các nội dung trên thì cơ quan lập báo cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
– Xử lý báo cáo kết quả tài chính: Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên được hợp cộng theo các chỉ tiêu tương ứng trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính riêng của các đơn vị kế toán cơ sở thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán trung gian thuộc phạm vi lập báo cáo tài chính tổng hợp, sau đó loại trừ các giao dịch nội bộ trong phạm vi đơn vị lập báo cáo theo quy định tại Thông tư 99/2018/TT-BTC. Việc trừ các giao dịch nội bộ trong phạm vi đơn vị lập báo cáo nhằm đảm bảo số liệu đúng chính xác về báo cáo tài chính hoạt động trong năm do các số liệu này không bao gồm các giao dịch nội bộ trong phạm vi đơn vị lập báo cáo.
– Riêng đối với thông tin tài chính của các đơn vị kế toán cấp dưới thực hiện chế độ kế toán khác phải tổng hợp vào báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị cấp trên bao gồm số liệu tài sản thuần và thặng dư/thâm hụt của đơn vị trong năm.
Như vậy, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập ra và gửi cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét có vai trò cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho người sử dụng xem xét, đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, xem xét đánh giá khả năng tạo tiền của đơn vị kế toán cấp trên trong kỳ kế toán, làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành đầu tư và quyết định khác của các cấp lãnh đạo và những người có liên quan. Trong quá trình thực hiện báo cáo, nếu các số liệu không chính các thì trách nhiệm giải trình thuộc về cơ quan kế toán, điều này nhằm nâng cao trách nhiệm của kế toán đối với việc báo cáo.