Phiên họp giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính được mở phải có sự tham gia của kiểm sát viên và kiểm sát viên thực hiện việc nêu quan điểm về giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính cho đối tượng được đề nghị giảm. Vậy mẫu văn bản quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu 80/HC: Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính là gì, mục đích của quan điểm?
- 2 2. Mẫu 80/HC: Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
- 4 4. Những quy định liên quan đến giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính:
1. Mẫu 80/HC: Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính là gì, mục đích của quan điểm?
Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính là văn bản thể hiện của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại với các thông tin cụ thể về sự sự tuân thủ pháp luật trong việc xét, quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại, quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Mục đích của quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính: văn bản này nhằm ghi nhận lại các quan điểm, ý kiến của Kiểm sát viên về điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính.
2. Mẫu 80/HC: Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính:
Mẫu số 80/HC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày…tháng…năm.
QUAN ĐIỂM
Của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại[3]
Thưa Hội đồng xét …..3……
Sau khi nghe thành viên của Hội đồng trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại,
Tôi: ……[4]……….Kiểm sát viên……[5]……., Viện kiểm sát…..2…… được phân công tham gia phiên họp xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát như sau:
Về sự tuân thủ pháp luật trong việc xét, quyết định giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại 3
1.1. Về thành phần Hội đồng
1.2. Về trình tự, thủ tục
1.3. Về thời hạn mở phiên họp
1.4. Những vấn đề khác (nếu có)
Về quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại [6]
2.1. Đề nghị
2.2. Không đề nghị giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại cho …….8……. người chấp hành biện pháp xử lý hành chính.
Lý do: …………..\
2.3. Kiến nghị (nếu có).
Trên đây là quan điểm của Viện kiểm sát …..2….về việc giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại để Hội đồng xét, quyết định theo đúng quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Tòa án…7….;
– Lãnh đạo Viện;
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
KIỂM SÁT VIÊN
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành
[3] Tên của Mẫu được chỉnh sửa theo từng trường hợp cụ thể: giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
[4] Ghi họ và tên Kiểm sát viên
[5] Ghi chức danh pháp lý của Kiểm sát viên như sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp
[6] Nêu quan điểm về xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại được Lãnh đạo Viện phê duyệt
[7] Ghi tên Tòa án có thẩm quyền xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
[8] Ghi rõ số lượng người chấp hành biện pháp xử lý hành chính; trường hợp có 01 người thì ghi vào văn bản; nếu có nhiều người thì lập danh sách trích ngang kèm theo.
4. Những quy định liên quan đến giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính:
Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định thì sẽ được Tòa án giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Điều kiện của việc giảm, miễn hình phạt này cần được sự đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này nhằm thể hiện vai trò của bên quản lý người chịu hình phạt, kết quả của quá trình theo dõi, đánh giá người phải chịu hình phạt, qua đó có thể tiến hành đề nghị miễn hoặc giảm thời gian thi hành án.
Một điều kiện tiếp theo đối với việc giảm thời hạn chấp hành biện pháp xử lý hành chính là đối tượng này phải chấp hành được một nửa thời hạn mà Tòa án quyết định và mỗi năm chỉ được xét giảm một lần với thời hạn xét giảm không quá một phần tư thời hạn mà Tòa án quyết định. Đây là điều kiện bắt buộc khi các bên thực hiện đơn xét giả, thời hạn chấp hành biện pháp xử lý.
Việc viết đơn đề nghị của người quản lý đối tượng bị giáo dưỡng là bắt buộc và văn bản đề nghị cần phải kèm theo tài liệu chứng minh người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Người đề nghị là Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Bước tiếp theo sau khi có văn bản đề nghị giảm thời hạn thực hiện các biện pháp xử phạt hành chính là trách nhiệm của thẩm phán về việc xem xét hồ sơ xét giảm và thực hiện các quyết định chấp nhận đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại hoặc không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
– Sau khi thẩm phán chấp nhận đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại thì sẽ tiến hành mở phiên họp giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại. Kiểm sát viên được Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công tham gia phiên họp sẽ nêu quan điểm của mình về việc giảm thời hạn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Như vậy, có thể thấy, khi có đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của người quản lý đối tượng bị xử lý hành chính thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị. Trường hợp chấp nhận thì sẽ mở cuộc họp về xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại với sự tham gia của kiểm sát viên được Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công. Kiểm sát viên tham gia phiên họp sẽ tiến hành nêu quan điểm của mình về việc giảm thời hạn thực hiện biện pháp xử lý hành chính. Quan điểm sẽ được ghi nhận lại bằng văn bản và có giá trị pháp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương gia về mẫu Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính và quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn áp dụng biện pháp hành chính tham gia phiên họp xét giảm thời hạn cũng như quy định liên quan đến giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.