Với vai trò quan trọng như vậy thì việc thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn rất được quan tâm và được pháp luật nước ta đưa ra các quy định cụ thể. Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn ra đời trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
- 4 4. Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên:
1. Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn là gì?
Kiểm sát viên có những vai trò rất quan trọng trong việc thu thập, xác minh chứng cứ, tiến hành các hoạt động điều tra nhằm mục đích xác định sự thật của vụ án, những chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can. Ta nhận thấy, với những vai trò đó nếu kiểm sát viên không vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì hồ sơ vụ án có thể bị làm sai lệch, dẫn đến việc xử lý người phạm tội không chính xác, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của những người tham gia tố tụng không được bảo đảm. Pháp luật đã quy định nếu có căn cứ để cho rằng Điều tra viên và Kiểm sát viên không vô tư khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng.
Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn là mẫu bản quyết định được lập ra nhằm mục đích để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định thay đổi kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn. Mẫu nêu rõ căn cứ pháp lý ban hành quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn, nội dung quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn, thông tin cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định,… Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
Mẫu số 76/HC
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT…………….
VIỆN KIỂM SÁT …………..
Số: ……../QĐ-VKS….-….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………….
Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại
Căn cứ Quyết định số…..ngày….tháng.…năm…….của Viện trưởng Viện kiểm sát…….về việc phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp……
Xét thấy:……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công ông (bà)………Kiểm sát viên ………..Viện kiểm sát…….…. thay thế ông (bà) ………Kiểm sát viên …………. tham gia phiên họp xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của
Điều 2. Kiểm sát viên có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Tòa án …………..;
– KSV có tên nêu tại Điều 1
(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 76/TH theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018.
+ Thông tin Viện kiểm sát.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành quyết định.
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định.
+ Lý do ban hành quyết định.
+ Nội dung quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận mẫu quyết định.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của Viện trưởng Viện kiểm sát.
4. Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên:
Theo quy định tại Điều 42
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
– Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Cũng cần lưu ý rằng kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình.
Theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên được quy định như sau:
Ta nhận thấy, kiểm sát viên là một chức danh tố tụng quan trọng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất rõ ràng và cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên. Những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đó bao gồm hai loại: một loại liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tố và một loại liên quan đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự.
Như vậy, khi kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, kiểm sát viên có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; đề ra yêu cầu điều tra; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam; tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án; kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Đối với những quyết định, yêu cầu của Kiểm sát viên phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân chấp hành. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình.