Khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì Toà án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Vậy, Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì?
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc cơ quan có thẩm quyền dừng lại việc giải quyết vụ án dân sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật. Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một chế định được pháp luật tố tụng dân sự quy định, do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi có những căn cứ về việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được dùng để
2. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày…… tháng …… năm……
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN……………
Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)………
Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người): Ông (Bà)…….
Các Hội thẩm nhân dân:
1.Ông (Bà)……..
2.Ông (Bà)………
3.Ông (Bà)……….
Căn cứ vào các điều 217, 218, 219, 235 và khoản 2 Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Xét thấy ……(3)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thụ lý số…/…/TLST-..(4) ngày… tháng…năm…. về việc…………(5), giữa:
Nguyên đơn: …………..(6)
Địa chỉ: ……….
Bị đơn:…………..(7)
Địa chỉ:…….
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có)…….(8)
Địa chỉ:…..
2. …..(9)
3. Đương sự, ………. (10) có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
(10)
–
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Thẩm phán – Chủ Tọa phiên toà
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
(1) Ghi tên Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; nếu Toà án ra quyết định là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Thanh Hoá). Nếu Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: số 02/2017/QĐST – KDTM).
(3) Ghi cụ thể lý do của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thuộc trường hợp nào quy định tại Điều 217 hoặc các điều luật khác của Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: xét thấy nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự).
(4) Ghi số, ngày tháng năm thụ lý vụ án (ví dụ: số 50/2017/TLST-KDTM).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(6), (7) và (8) Nếu nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện).
(9) Tuỳ vào từng trường hợp đình chỉ vụ án cụ thể mà ghi hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 218 của Bộ luật tố tụng dân sự (kể cả về tiền tạm ứng án phí).
(10) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện (nếu có).
(11) Phần cuối cùng của Quyết định cần phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử (Quyết định này phải lưu vào hồ sơ vụ án); Quyết định gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp thì cần ghi như sau:
Nơi nhận:
– Đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
ThẨm phán – ChỦ tỌA phiên toà
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một trong những chế định được quy định tại Điều 217
– Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
+ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
+ Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
+ Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
+ Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
+ Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
– Theo quy định tại Điều 289 BLTTDS năm 2015, trong quá trình chuẩn bị xét xử, toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong những trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015;
+ Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
+ Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút một phần kháng nghị; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý
+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán