Vợ, chồng khi có yêu cầu thuận tình ly hôn thì sẽ gửi đơn đến cơ quan Toà án và tiến hành làm những thủ tục giải quyết về yêu cầu của hai bên vợ, chồng. Kết quả của quá trình giải quyết là việc cơ quan Toà án sẽ ra quyết định công nhận hoặc không công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự:
- 3 3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên:
- 4 4. Quy định của pháp luật về quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự:
1. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là gì?
Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và dự thoả thuận của các đương sự là mẫu văn bản do cơ quan Toà án ban hành khi có quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên, nêu rõ thông tin về các bên đương sự, nội dung của quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên.
Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự là mẫu quyết định được dùng để ghi nhận về sự công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự là cơ sở để chấm dứt quan hệ kết hôn của các bên đương sự theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên đương sự:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…… tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN VÀ SỰ THOẢ THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số…../……./TLST/HNGĐ ngày…..tháng….năm……, giữa(2):…
Căn cứ vào Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Căn cứ vào các điều 55,….. của
Căn cứ vào biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành ngày…..tháng……năm …..
XÉT THẤY:
Việc thuận tình ly hôn và thoả thuận của các đương sự được ghi trong biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành ngày…. tháng….. năm ……. là hoàn toàn tự nguyện và không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đã hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành, không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó.
QUYẾT ĐỊNH:
Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa (3)
Công nhận sự thoả thuận của các đương sự cụ thể như sau:(4)
Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Cơ quan đã thực hiện việc đăng kết hôn;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi họ tên, địa chỉ của đương sự. Tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên.
(3) Ghi họ tên của đương sự ly hôn.
(4) Ghi đầy đủ lần lượt các thoả thuận của các đương sự về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án đã được thể hiện trong biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành (kể cả án phí).
4. Quy định của pháp luật về quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự:
– Căn cứ Điều 212
“Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.”
Theo đó, các bên có quyền yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là vợ, chồng, vì đây là sự thuận tình ly hôn nên sẽ xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai bên đương sự và dựa trên sự thoả thuận của các bên. Khi có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì cả hai bên đương sự ( vợ, chồng) gửi đơn và những giấy tờ liên quan đến cơ quan Toà án có thẩm quyền giải quyết. Sau khi kiểm tra những loại giấy tờ đó, cán bộ Tòa án sẽ tiếp nhận, thụ lý và vào ghi vào sổ thụ lý.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì không thể thiếu được hoạt động hoà giải. Phiên hoà giải do Thẩm phán phụ trách giải quyết tổ chức, phiên hoà giải có mục đích là để hai bên vợ, chồng bày tỏ quan điểm cũng như đưa ra những mong muốn, nguyện vọng, tâm tư của mình. Kết thúc phiên hoà giải, sẽ xảy ra hai kết quả , đó là: hoà giải thành và hoà giải không thành.
Khi hoà giải không thành thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận hoà giải không thành và tiếp tục thực hiện những thủ tục pháp lý tiếp theo theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Nếu trong trường hợp hoà giải thành thì Thẩm phán phụ trách sẽ ra quyết định công nhận hoà giải thành. Sau quá trình giải quyết, trong trường hợp Toà án đã công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên thì sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp để các bên biết được về sự ghi nhận công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên.
– Khi ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự, thì cũng như những quyết định khác, pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam cũng quy định về hiệu lực của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, điều này được quy định cụ thể tại Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 213. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.”
Sau khi ban hành quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các bên (theo đó thông thường các bên sẽ thoả thuận về những vấn đề như: về tài sản, về con chung, về nợ chung, về án phí… ) thì quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và các bên sẽ thực hiên theo đúng như những gì đã thoả thuận trong quyết định đó. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu có căn cứ cho rằng những sự thoả thuận của các bên đương sự có thể là do nhầm lẫn, có tính chất đe doạ, cưỡng ép hoặc có dấu hiệu vi phạm những điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội thì quyết định công nhận đó có thể bị kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm, nhằm bảo đảm cho việc thực hiện những thoả thuận tuân thủ đúng theo pháp luật, đạo đức xã hội và cũng là cơ sở để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự sau khi thoả thuận.
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015