Trung tâm tham gia vào hoạt động thì phải báo cáo định kỳ cho cơ quan đăng ký về tình hình các hoạt động như hoạt động giải quyết tranh chấp, hoạt động hòa giải, hoạt động bồi dưỡng,.... cơ cấu tổ chức của công ty về các số lượng thành viên của các bộ phận trong trung tâm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại là gì?
- 2 2. Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại:
- 3 3. Hướng dẫn lập mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan:
1. Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại là gì?
Theo
Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại là mẫu báo cáo ghi chép lại nội dung về tình hình tổ chức của trung tâm về số lượng thành viên đang hoạt động, về hoạt động của trung tâm trọng tài gồm: hoạt động giải quyết tranh chấp, hoạt động hòa giải, hoạt động bồi dưỡng. Đưa ra những dự kiến chương trình trong năm và đề xuất, kiến nghị một số nội dung cho trung tâm
Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại là mẫu báo cáo mới nhất được trung tâm trọng tài lập ra để báo cáo với nơi đăng ký hoạt động vè tình hình tổ chức số lượng các thành viên, các bộ phận trong trung tâm và báo cáo về tình hình các hoạt động tranh chấp, hòa giải.. đưa ra dự kiến của mình và đè xuất với cơ quan đăng ký một số nội dung mới nằm trong mục dự kiến trong năm,
2. Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại:
Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại gồm những nội dung cơ bản sau:
TÊN TỔ CHỨC TRỌNG TÀI
——-
Số: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Tỉnh (thành phố), ngày ….. tháng ….. năm ……
BÁO CÁO HÀNG NĂM CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Kính gửi: Sở Tư pháp……….
Tên Trung tâm trọng tài:
………
Tên viết tắt (nếu có): ……
Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) ……
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy phép thành lập số:……
Do Bộ Tư pháp cấp ngày…… tháng……… năm……… tại……
Điện thoại:……. Fax:……
Email: ……. Website (nếu có):……
Báo cáo về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài với nội dung như sau:
1. Về tổ chức:
– Họ và tên Chủ tịch Trung tâm trọng tài:……
– Số lượng trọng tài viên: ……
– Trình độ trọng tài viên:……
– Số lượng nhân viên khác: ……
– Số Chi nhánh (ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở, Trưởng Chi nhánh, nhân viên làm việc tại Chi nhánh) ………
– Số Văn phòng đại diện (ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở, Trưởng đại diện, nhân viên làm việc tại Văn phòng (đại diện) ………
2. Về hoạt động của Trung tâm trọng tài bao gồm cả hoạt động của Chi nhánh (nếu có), Văn phòng đại diện Trung tâm trọng tài (nếu có).
2.1. Hoạt động giải quyết tranh chấp
STT | Số vụ việc đã tiếp nhận | Số vụ việc đã giải quyết | Ghi chú |
2.2. Hoạt động hòa giải:
STT | Số vụ việc đã tiếp nhận | Số vụ việc đã giải quyết | Số vụ việc hòa giải thành | Ghi chú |
2.3. Hoạt động bồi dưỡng:
…………
2.4. Các hoạt động khác:
……
2.5. Tổng thu, chi của Trung tâm trọng tài và thực hiện nghĩa vụ thuế của trọng tài viên:
………
2.5.1. Nguồn thu từ hoạt động giải quyết tranh chấp trọng tài, hòa giải và các hoạt động khác:
……
2.5.2. Tổng số chi của Trung tâm trọng tài:
……
2.5.3. Thực hiện nghĩa vụ thuế của trọng tài viên (nêu rõ tổng số thuế thu nhập cá nhân của trọng tài viên phải nộp trên cơ sở thù lao được hưởng):
……
3. Tự đánh giá về kết quả hoạt động của Trung tâm trọng tài (nêu rõ thuận lợi và khó khăn, thành công và hạn chế, bài học kinh nghiệm nếu có):
………
4. Dự kiến chương trình hoạt động trong năm tiếp theo:
……
5. Đề xuất, kiến nghị:
………
Tài liệu gửi kèm bao gồm:
1……
2……
Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ Tư pháp;
– Lưu: ………
Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm trọng tài
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại:
Mẫu 20/TP-TTTM: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại gồm nhưng nội dung sau:
– Tên tổ chức trọng tài
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên báo cáo: Báo cáo hàng năm của trung tâm trọng tài về tổ chức, HĐ trọng tài thương mại
– Nội dung báo cáo gồm:
+ Tên trung tâm trọng tài: tên tiếng việt hoặc tên giao dịch tiếng anh
+ Địa chỉ trụ sở
+ Giấy phép đăng ký
– Báo cáo về tổ chức
+ Họ và tên Chủ tịch Trung tâm trọng tài
+ Số lượng trọng tài viên
+ Trình độ trọng tài viên
+ Số lượng nhân viên khác
+ Số Chi nhánh (ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở, Trưởng Chi nhánh, nhân viên làm việc tại Chi nhánh)
+ Số Văn phòng đại diện (ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở, Trưởng đại diện, nhân viên làm việc tại Văn phòng (đại diện)
– Về hoạt động của Trung tâm trọng tài :
+ Hoạt động giải quyết tranh chấp
+ Hoạt động hào giải
+ Hoạt động bồi dưỡng
+ Tổng thu, chi của Trung tâm trọng tài và thực hiện nghĩa vụ thuế của trọng tài viên
– Một số tài liệu gửi kèm
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 Trung tâm Trọng tài là Trung tâm có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
Thành lập trung tâm trọng tài
Về thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài:
– Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
– Đơn đề nghị thành lập;
– Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
– Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Về đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài:
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
– Đơn đăng ký hoạt động;
– Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
– Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp.
Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập theo quy định tại Điều 26 Luật Trọng tài thương mại và khắc con dấu theo quy định của pháp luật.
Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Khi đăng ký thành lập thành công thì tiến hành công bố thành lập Trung tâm trọng tài:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung theo quy định về việc công bố thành lập trung tâm trọng tài gồm:
+ Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
+ Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
+ Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
+ Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung trên và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Như vậy, trung tâm trọng tài khi muốn đi vào hoạt động phải tiến hành đăng ký thành lập trung tâm và đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài bởi lẽ đây là cơ quan dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên thông quan thỏa thuận.
Quyền và nghĩa vụ của trung tâm trọng tài
Trung tâm trọng tài có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Trung tâm trọng tài có quyền xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của
– Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố;
– Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này;
– Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp;
– Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài;
– Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
– Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên;
– Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động;
– Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân như sau:
– Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
– Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
– Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
– Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
-Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.
Như vậy, trọng tài thương mại được thành lập và hoạt động dựa trên các quyền hạn và nhiệm vụ mà Quốc hội ban hành theo Luật trọng tài thương mại năm 2010. Trọng tài thương mại có quyền xây dựng các điều lệ và nguyên tắc của Trung tâm trọng tài nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc được ban hành; chỉ định hòa giải viên tham gia hoạt động giải quyết và phải