Khi thực hiện việc ủy thác thi hành án hình sự cơ quan có thảm quyền cần ban hành mẫu thông báo việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự. Vậy, mẫu thông báo việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự có nội dung như thế nào và được quy định cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự là gì?
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành những quy định và các biểu mẫu nhằm mục đích triển khai thi hành thống nhất các mẫu văn bản nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự trên cơ sở quy định của
Mẫu thông báo việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự là mẫu bản thông báo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra thông báo về việc tòa án ủy thác thi hành án hình sự. Mẫu thông báo nêu rõ căn cứ pháp lý, thông tin viện kiểm sát tiếp nhận việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự, nội dung thông báo việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự,… Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam thi hành án hình sự.
2. Mẫu thông báo việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự:
Mẫu số 13/TH theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT…………..
VIỆN KIỂM SÁT …………..
Số: ……../YC-VKS…-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
….., ngày …. tháng…năm…
THÔNG BÁO
Việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự
Kính gửi: Viện kiểm sát………
Căn cứ Điều 11 Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Căn cứ Bản án số….ngày….tháng….năm…..của Tòa án……..có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án ……đã ra Quyết định ủy thác thi hành án hình sự số…….ngày….tháng….năm….. ủy thác cho Tòa án …….. ra Quyết định thi hành án hình sự.
Viện kiểm sát ……..thông báo cho Viện kiểm sát ……… để kiểm sát việc thi hành án đối với người bị kết án theo quy định của pháp luật.
Đề nghị Viện kiểm sát….…thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát……..biết sau khi nhận được Thông báo này.
(Gửi kèm theo Thông báo này là bản sao Quyết định ủy thác thi hành án hình sự)./.
Nơi nhận:
– VKS…(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
TUQ. VIỆN TRƯỞNG
KIỂM SÁT VIÊN
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo việc Tòa án ủy thác thi hành án hình sự:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 13/TH theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018.
+ Thông tin viện kiểm sát.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là thông báo về việc Toà án uỷ thác thi hành án hình sự.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan Viện kiểm sát tiếp nhận thông báo.
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông báo về việc Toà án uỷ thác thi hành án hình sự.
+ Nội dung thông báo về việc Toà án uỷ thác thi hành án hình sự.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận thông báo về việc Toà án uỷ thác thi hành án hình sự.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của kiểm sát viên.
4. Một số quy định về ủy thác thi hành án hình sự:
Theo Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nội dung sau đây:
“Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án”.
Với quy định như trên, nếu Tòa án không ra quyết định thi hành án đối với bị án thì phải ủy thác cho Tòa án khác ra quyết định thi hành án. Trên thực tế với những trường hợp ủy thác thường là khi xác định bị án bị phạt tù đang tại ngoại hoặc bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo không có cùng nơi cư trú trên địa bàn của Tòa án ủy thác đi. Chính bởi vì vậy, để thuận tiện trong quá trình thi hành bản án và theo dõi việc chấp hành án của bị án thì Tòa án thường ủy thác cho Tòa án nơi bị án cư trú để thi hành.
Theo khoản 1 Điều 364
Chánh án Tòa án khi đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án đối với trường hợp có ủy thác là trong vòng 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành án hình sự.
Có thể nói, các trường hợp ủy thác thường là khi xác định được người chấp hành án bị phạt tù đang tại ngoại hoặc bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo không cư trú trên địa bàn của Tòa án ủy thác đi. Do đó, để thuận tiện trong quá trình thi hành bản án và theo dõi việc chấp hành án của người chấp hành án thì Tòa án xét xử thường ủy thác cho Tòa án nơi người chấp hành án cư trú để ra quyết định thi hành. Sự ủy thác này vô hình chung tạo ra kẽ hở, sự lỏng lẻo trong thi hành án hình sự, dẫn đến một số trường hợp bản án không được thi hành, bởi nguyên nhân sau:
+ Khi ủy thác đi, Tòa án nơi gửi sẽ chuyển các thủ tục cần thiết để Tòa án nơi nhận ủy thác thi hành án. Trường hợp Tòa án nơi nhận ủy thác không nhận được hồ sơ ủy thác thi hành án (do Tòa án nơi gửi chậm trễ hoặc để thất lạc hồ sơ, tài liệu trong quá trình chuyển giao giữa các Tòa án), trong khi đó Tòa án nơi gửi đã gạch sổ quản lý đối với người chấp hành án nên bản án sẽ không được thi hành, để hết thời hiệu thi hành án.
+ Khi nhận được hồ sơ ủy thác đến, cán bộ Tòa án nơi nhận ủy thác không quản lý, không trình Chánh án ra quyết định thi hành án ủy thác.
Bên cạnh đó, quy trình tiến hành các trường hợp ủy thác thi hành án hình sự tương đối phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn. Tòa án nơi gửi phải gửi toàn bộ hồ sơ, thủ tục ủy thác cho Tòa án nơi nhận, đồng thời Tòa án nơi gửi phải gửi quyết định ủy thác cho Viện kiểm sát cùng cấp của mình. Sau khi nhận quyết định ủy thác, Viện kiểm sát nơi gửi làm thông báo cho Viện kiểm sát nơi nhận để tiếp tục thực hiện kiểm sát đối với bản án đó. Sau khi Tòa án nơi nhận ủy thác ra quyết định thi hành án và gửi cho Viện kiểm sát nơi nhận, thì Viện kiểm sát sẽ ra thông báo tiếp nhận kiểm sát để gửi ngược lại cho Viện kiểm sát nơi gửi biết.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, Viện kiểm sát nơi gửi lại không ra thông báo về việc Tòa án nơi gửi đã ủy thác cho Tòa án nơi nhận ra quyết định thi hành án, dẫn đến Viện kiểm sát nơi nhận không nắm được để thực hiện chức năng kiểm sát.
Để nâng cao công tác kiểm sát các trường hợp ủy thác ra quyết định thi hành án của Tòa án, cần chú ý các nội dung sau:
– Thứ nhất: Kiểm sát quyết định ủy thác có đúng thẩm quyền, đúng thời hạn pháp luật hay không.
Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 364
– Thứ hai: Kiểm sát căn cứ để Tòa án ra quyết định.
Tòa án đã xét xử sơ thẩm chỉ ủy thác ra quyết định hi hành án đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, cần kiểm sát xem bản án, quyết định mà Tòa án xét xử đã có hiệu lực hay chưa theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba: Kiểm sát quyết định thi hành án có đúng nội dung quyết định của bản án hay không.
Chúng ta cần chú ý rằng, nếu bản án, quyết định có tuyên người bị kết án phạt tù phải thi hành hình phạt bổ sung (trục xuất, quản chế, cấm cư trú…) thì nội dung quyết định thi hành án cần phải có cả hình phạt bổ sung. Nếu việc thi hành án đối với người bị kết án đang tại ngoại thì trong quyết định phải ghi rõ thời hạn và nơi người bị kết án có mặt để thực hiện việc chấp hành án.
Đối với trường hợp bản án sơ thẩm xét xử nhiều bị cáo, trong đó có kháng cáo hoặc kháng nghị thì kiểm sát việc ra quyết định thi hành án đối với phần bản án đã có hiệu lực pháp luật (không kháng cáo, kháng nghị). Nếu bản án phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm thì Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định thi hành án phạt tù trước đó, vì bản án sơ thẩm đã bị hủy không còn hiệu lực thi hành.
Nếu phát hiện đã quá thời hạn ra quyết định thi hành án, mà Tòa án chưa ra quyết định thì báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát yêu cầu Chánh án Tòa án ra quyết định. Việc Tòa án ra quyết định thi hành án chậm, cần được tổng hợp tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành kiến nghị yêu cầu chấm dứt vi phạm.
Nếu phát hiện vi phạm về thẩm quyền ra quyết định, hoặc vi phạm về nội dung, như: Ghi sai về thời điểm tính thời gian chấp hành án phạt tù, sai về số ngày trừ đi thời gian đã bắt tạm giữ, tạm giam; không ghi thời hạn tù tính từ ngày nào… thì báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành kháng nghị yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định thi hành án phạt tù đó và ra quyết định thi hành phạt tù khác đúng với nội dung bản án.
Đối với trường hợp trong quyết định thi hành án mà lại ghi sai thông tin về người phải thi hành án như: tên cha, mẹ hoặc năm sinh, nơi cư trú, họ, tên, tên đệm… của người bị kết án phải được phát hiện và yêu cầu đính chính kịp thời để đảm bảo hoạt động của việc thi hành án trong thực tiễn.