Khi thành lập các trung tâm trọng tài đòi hỏi phải được cấp giấy phép thành lập và luôn luôn phải có giấy phép thành lập. Do đó, khi xảy ra các "sự cố" đối với giấy phép thì trung tâm trọng tài phải đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài là gì?
Trung tâm trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại dựa trên sự lựa chọn của các bên trong tranh chấp thương mại, có tư cách pháp nhân và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của trung tâm trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài là điều tất yếu không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế-thương mại và đôi khi được các chủ thể ưa chuộng lựa chọn hơn so với Tòa án bởi tính linh hoạt và mềm dẻo của nó.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính
nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai rộng rãi. Phán quyết của trọng tài có tính chất chung thẩm và đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng, hòa giải. Đồng thời phán quyết của trọng tài có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên.
Điều 23 Luật trọng tài thương mại ghi nhận chức năng của trung tâm trọng tài là ” tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.”. Có thể thấy, chức năng được quy định ở đây khá đặc thù, gắn liền với hoạt động chuyên biệt của trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định, đó là “có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.”. Như vậy, việc được cấp Giấy phép thành lập là điều kiện bắt buộc để trung tâm trọng tài được hoạt động hợp pháp.
Có thể hiểu Giấy phép thành lập trung tâm trọng tài là văn bản do Bộ tư pháp cấp cho trung tâm trọng tài đạt đủ điều kiện thành lập và thực hiện các thủ tục để thành lập trung tâm trọng tài.
Cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài là hoạt động của Bộ tư pháp thực hiện trên cơ sở đề nghị của trung tậm trọng tài nhằm cấp lại giấy phép thành lập trong trường hợp giấy phép thành lập bị mất, rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy.
Từ các phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài như sau: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài là văn bản do trung tâm trọng tài gửi tới cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tư pháp) nhằm yêu cầu cơ quan này cấp lại giấy phép thành lập trong trường hợp giấy phép bị mất, rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy.
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài là văn bản bày tỏ nguyện vọng của trung tâm trọng tài trong việc mong muốn được cấp lại giấy phép, là thủ tụ, giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép thành lập, là căn cứ phát sinh trách nhiệm xem xét, nghĩa vụ cấp lại nếu thấy thuộc trường hợp được cấp lại của cơ quan có thẩm quyền, là cơ sở để quản lý hoạt động hợp pháp của các trung tâm trọng tài trong cả nước.
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài được quy định tại
Trung tâm trọng tài mà Giấy phép thành lập bị mất, rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp lại đến cơ quan có thẩm quyền nơi đã cấp Giấy phép thành lập để được cấp lại. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
– Giấy xác nhận về việc bị mất Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của công an cấp xã nơi mất giấy tờ.
Cách thức nộp hồ sơ: có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền.
Bộ Tư pháp xem xét cấp lại Giấy phép thành lập trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập.
Nhìn chung, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài khá đơn giản, thời hạn giải quyết cũng nhanh chóng, điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định khác về thời hạn theo quy định của Luật trọng tài thương mại.
Trung tâm trọng tài ra đời được pháp luật ghi nhân và ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể theo quy định tại điều 28 Luật Trọng tài thương mại, một số quyền điển hình như: Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài; Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình; Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại; Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp; thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài;…
Các quyền và nghĩa vụ này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động của trung tâm trọng tài với tư cách là một tổ chức độc lập giải quyết các tranh chấp thương mại.
2. Mẫu 11/TP-TTTM: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI, CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Tên Tổ chức trọng tài:…..
Tên viết tắt (nếu có):………..
Giấy phép thành lập số: ………
Do Bộ Tư pháp cấp ngày…….. tháng………. năm…. tại …………
Quốc tịch: ………
Đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài, Chi nhánh/Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Trung tâm trọng tài, Chi nhánh/Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
…
Tên viết tắt (nếu có):
……
Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có):
……
2. Địa điểm đặt trụ sở: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố):
………
3. Lĩnh vực hoạt động:
………
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên:………… Sinh ngày:………. Giới tính:…………
Chức vụ: ………
Quốc tịch: ……………
Số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân: …………
Do: …………..cấp ngày…… tháng……. năm…. tại….…………..
5. Lý do đề nghị cấp lại:
…………
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và chính xác của nội dung đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo; chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại.
Tài liệu gửi kèm bao gồm:
1. ……………
2. ………………
Tỉnh (thành phố), ngày……tháng ….năm…….
Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh/Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm trọng tài:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập trung tâm trọng tài đã được Bộ tư pháp ban hành làm mẫu chung, áp dụng thống nhất cho các trung tâm trọng tài.
Thẩm quyền cấp lại giấy phép thành lập chỉ thuộc về Bộ Tư pháp.
Có hai phần thông tin cơ bản đối với mẫu đơn này, trước hết là thông tin về trung tâm trọng tài bao gồm tên; tên viết tắt nếu có; số giấy phép thành lập, ngày tháng năm cấp; quốc tịch (nội dung trước khi đề nghị cấp lại); tên; tên viết tắt nếu có; địa điểm đặt trụ sở (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố); lĩnh vực hoạt động.
Thứ hai, thông tin về người đại diện theo pháp luật bao gồm tên; ngày sinh; giới tính; quốc tịch; số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy phép thành lập bị mất, rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy.
Cuối đơn, người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn; người đại diện theo pháp luật ký và ghi rõ họ tên; sử dụng con dấu của trung tâm trọng tài.
Người làm đơn phải đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng bố cục, không tẩy xóa, chỉnh sửa, sử dụng một phông chữ và một màu chữ.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại