Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định rõ ràng các biện pháp xử phạt đối với các đối tượng vi phạm đến trật tự quản lý hành chính nhà nước, trật tự án toàn xã hội. Người giám hộ cần thực hiện bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình. Vậy mẫu văn bản này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu 11/QLGĐ: Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình là gì, mục đích của mẫu văn bản?
- 2 2. Mẫu 11/QLGĐ: Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo bản cam kết:
- 4 4. Những quy định liên quan đến điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình:
1. Mẫu 11/QLGĐ: Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình là gì, mục đích của mẫu văn bản?
Theo quy định của
Pháp luật nước ta với tinh thần nhân đạo, hỗ trợ những đối tượng có các hành vi vi sai lầm có thể sửa sai, trở thành những công dân có ích cho xã hội, đặc biệt là đối với những đối tượng chưa thành niên, chưa đủ trưởng thành nhưng có các hành vi không đúng pháp luật. Các đối tượng này sẽ được tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính và tạo điều kiện để học tập, giáo dục, học nghề.
Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình là văn bản bản cam kết do cha mẹ hoặc người giám hộ lập ra để cam kết về bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình đối với việc quản lý tại gia đình đối với đối tượng, nội dung mẫu nêu rõ nội dung cam kết, thông tin quản lý..
Mục đích của bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình: khi cha mẹ hoặc người giám hộ có con hoặc người được giám hộ phải thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình thì những người này sẽ phải cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình.
2. Mẫu 11/QLGĐ: Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN CAM KẾT
(Về việc bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình)
Kính gửi: Chủ tịch UBND (1) ……………………
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 20
Căn cứ vào Đề nghị số …/ĐN-……….. ngày …../…../….. của Trưởng Công an xã(1) …………..;
Căn cứ vào Biên bản số …./BB-….. ngày …../…../……….. về việc xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp quản lý tại gia đình,
Tôi là …………. là cha mẹ/người giám hộ của người có lai lịch sau đây:
Họ và tên: ………… Tên gọi khác …………………………… nam/nữ …………
Sinh ngày ……/……../ …………. ; tại: …………
Nguyên quán:………
Nơi thường trú: ………
Chỗ ở hiện nay: …….……
Số CMND/hộ chiếu: ……………; ngày cấp: ………………..; nơi cấp: ……………
Dân tộc: ………….…..; tôn giáo: ………………..; trình độ văn hóa: ………..……
Nghề nghiệp …………………………… nơi làm việc: ……………………….……
Tôi xin tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình đối với người có lai lịch nêu trên, cam kết bảo đảm đầy đủ các điều kiện và thực hiện tốt các yêu cầu trong quá trình quản lý tại gia đình như sau: (bảo đảm về chỗ ở, về sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân được phân công giám sát, báo cáo và tham gia giúp đỡ, hỗ trợ người chưa thành niên nhận thức, sửa chữa sai phạm, tu dưỡng đạo đức, học tập …)
…………..., ngày ….. tháng ….. năm …….
Người viết cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo bản cam kết:
Người soạn thảo Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện báo cáo, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình;
Về nội dung văn bản: người soạn thảo văn bản cần trình bày đầy đủ các nội dung văn bản, bao gồm thông tin của người thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình và nội dung cam kết.
Cuối Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình phải có chữ ký và xác nhận của người viết cam kết nhằm xác nhận việc cam kết được thực hiện đúng chủ thể.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1) Xã, phường, thị trấn.
4. Những quy định liên quan đến điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình:
Việc thực hiện quản lý tại gia đình được quy định cụ thể tại Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 như sau:
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 thì quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc có 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy, thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể người nghiện ma túy trong trường hợp vừa nêu là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Những đối tượng có các hành vi nêu trên có đủ các điều kiện sau đây:
+ Các đối tượng có các hành vi nêu trên đã thực hiện việc tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình thì sẽ được thực hiện biện pháp quản lý tại nhà;
+ Các đối tượng có các hành vi nêu trên có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình;
+ Cha mẹ hoặc người giám hộ của người thực hiện các biện pháp nêu trên có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
– Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
– Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình: Đối với biện pháp này có thời hạn quản lý từ 03 tháng đến 06 tháng.
– Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực. Quá trình này cần các bên thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu quả nhất.
– Lưu ý đối với người chưa thành niên đang thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình được pháp luật tạo điều kiện được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác nhằm làm tiền đề cho các đối tượng này sau khi kết thúc biện pháp cũng như được tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
– Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với những người chưa thành niên có các hành vi vi phạm đến trật tự công cộng và đã thành thật khai báo, các đủ các điều kiện khách quan và chủ quan thì sẽ được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình với thời hạn từ 03 đến 06 tháng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Bản cam kết bảo đảm điều kiện để thực hiện quản lý tại gia đình, điều kiện thực hiện quản lý tại gia đình và các nội dung liên quan.