Trong quá trình thực hiện công tác lãnh sự, pháp luật nước ta đã ban hành nhiều biểu mẫu để đảm bảo vai trò của công tác lãnh sự luôn diễn ra đúng trình tự, đúng quy định. Mẫu báo cáo số liệu thống kê về lãnh sự là một trong số đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo số liệu thống kê về lãnh sự là gì?
Mẫu báo cáo số liệu thống kê về lãnh sự là mẫu bản báo cáo được lập ra nhằm mục đích để Cục Lãnh sự báo cáo về việc thống kê lãnh sự. Mẫu nêu rõ nội dung những công việc đã thực hiện, nội dung báo cáo, số liệu thống kê, thông tin về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam trong khu vực lãnh sự, báo cáo chung về tình hình thực hiện công tác lãnh sự tại cơ quan đại diện, những vướng mắc và kiến nghị,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 02/2020/TT-BNG của Bộ Ngoại giao về việc tổ chức giải quyết công tác lãnh sự.
2. Mẫu báo cáo số liệu thống kê về lãnh sự:
Mẫu số: 10b/2019/NG-LS
(Tên cơ quan đại diện)
——-
Số: ….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày…tháng….năm 20…
Kính gửi: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
BÁO CÁO SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ LÃNH SỰ
Sáu tháng, từ 26/…/… đến 25/…/…
I. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
1. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu:
– Số lượng từng loại hộ chiếu (ngoại giao, công vụ, phổ thông) đã cấp;
– Số lượng từng loại hộ chiếu đã gia hạn (trừ hộ chiếu phổ thông);
– Sửa đổi, bổ sung hộ chiếu.
2. Làm thủ tục và cấp Giấy thông hành:
– Số lượng các trường hợp đã điện xác minh;
– Số lượng Giấy thông hành đã cấp;
– Số lượng các trường hợp tồn đọng chưa xử lý được.
3. Cấp thị thực:
– Số lượng thị thực đã cấp (ghi rõ trong đó có bao nhiêu thị thực dán, rời).
4. Cấp Giấy miễn thị thực:
– Số lượng Giấy miễn thị thực đã cấp (ghi rõ trong đó có bao nhiêu giấy miễn thị thực dán, rời).
5. Cấp tem AB:
– Số lượng tem AB đã cấp.
6. Đăng ký công dân và cấp Giấy xác nhận đã đăng ký công dân:
– Số lượng công dân đã đăng ký;
– Số lượng Giấy xác nhận đăng ký công dân đã cấp.
7. Đăng ký hộ tịch:
– Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, nhận nuôi con nuôi;
– Cấp
– Ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
– Ghi vào Sổ hộ tịch các thay đổi về hộ tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
– Cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Sổ hộ tịch.
8. Công chứng, chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự:
– Số lượng văn bản đã công chứng, chứng thực;
– Số lượng văn bản đã chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
9. Quốc tịch:
– Làm thủ tục xin thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch, số lượng các trường hợp còn chưa được giải quyết;
– Thủ tục đăng ký để được xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam;
– Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận là người gốc Viết Nam;
– Kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam.
10. Thực hiện ủy thác tư pháp:
– Số lượng hồ sơ ủy thác tư pháp đã nhận, đã giải quyết và hồ sơ chưa giải quyết xong.
11. Những công việc khác:
12. Tổng số lệ phí lãnh sự đã thu:
II. BẢO HỘ CÔNG DÂN VÀ PHÁP NHÂN VIỆT NAM TRONG KHU VỰC LÃNH SỰ
1. Đại diện cho công dân, pháp nhân trước cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
2. Thăm, liên hệ công dân bị bắt, tạm giữ, tạm giam hay bị tù
3. Xử lý các trường hợp công dân Việt Nam bị chết, mất tích, gặp khó khăn ở khu vực lãnh sự
4. Công tác sử dụng Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC LÃNH SỰ TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN, NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ (NẾU CÓ)
Người đứng đầu Cơ quan đại diện
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu cơ quan(1)./.)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo số liệu thống kê về lãnh sự:
(1). Đây là Báo cáo để Cục Lãnh sự tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ, người đứng đầu Cơ quan đại diện có trách nhiệm trực tiếp ký, không ủy quyền cho Trưởng phòng Lãnh sự hay cán bộ phụ trách ký báo cáo này.
3. Một số quy định về công tác lãnh sự:
3.1. Khái quát chung về công tác lãnh sự:
Trên thực tế, về bản chất, ta có thể hiểu, công tác lãnh sự là một phần của công tác ngoại giao, góp phần quan trọng trong các việc sau:
– Công tác lãnh sự góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.
– Công tác lãnh sự góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, pháp nhân và công dân Việt ở nước ngoài.
– Công tác lãnh sự góp phần mở rộng quan hệ lãnh sự với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác thương mại, văn hóa, du lịch với nước ngoài.
– Công tác lãnh sự góp phần vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài hướng về quê hương.
Các công tác lãnh sự Việt Nam thường làm bao gồm các công tác sau đây:
– Công tác xuất nhập cảnh.
– Hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự.
– Hộ tịch liên quan đến người nước ngoài.
– Vấn đề quốc tịch.
– Vấn đề về tàu thuyền.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Người nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý của hoạt động lãnh sự:
Cở sở pháp lý của hoạt động lãnh sự tại Việt Nam là các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các tập quán quốc tế, luật của các nước.
3.2. Khái quát chung về cơ quan lãnh sự:
Hệ thống cơ quan Việt Nam thực hiện chức năng lãnh sự:
– Thứ nhất: Bộ Ngoại giao: Đây là cơ quan quan trọng nhất thực hiện quản lý Nhà nước về công tác lãnh sự đồng thời cũng trực tiếp xử lý những công việc về lãnh sự theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ đối với các pháp nhân, công dân Việt Nam và các đối tượng nước ngoài.
– Thứ hai: Các cơ quan trong nước thuộc Bộ Ngoại giao được ủy quyền thực hiện các chức năng lãnh sự cụ thể như: Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, các Sở Ngoại vụ, Phòng Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Thứ ba: Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an: Quản lý chủ yếu về xuất nhập cảnh của công dân. Có quyền cấp hộ chiếu phổ thông cho tất cả công dân Việt Nam và thị thực phổ thông cho người nước ngoài; cấp giấy tờ thông hành.
– Thứ tư: Cơ quan trong nước thuộc Bộ Công an được ủy quyền thực hiện các chức năng lãnh sự cụ thể như: Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Thứ năm: Các cơ quan của Việt Nam thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài bao gồm các cơ quan sau: Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và các Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài (gọi tắt là các cơ quan đại diện Việt Nam). VD: Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán.
Với những phân tích nêu trên, ta nhận thấy, các cơ quan lãnh sự thực hiện một số những chức năng cơ bản sau đây:
– Các cơ quan lãnh sự có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, công dân và pháp nhân nước mình tại nước tiếp nhân lãnh sự trong phạm vi pháp luật quốc tế.
– Các cơ quan lãnh sự có chức năng cấp hộ chiếu và giấy thông hành cho công dân nước mình; cấp thị thực và các giấy tờ cần thiết khác cho những người muốn đến nước cử lãnh sự.
– Các cơ quan lãnh sự có chức năng thực hiện chức năng công chứng một số giấy tờ, tài liệu cho công dân, pháp nhân nước mình ở nước sở tại và thực hiện các công việc có tính chất hành chính khác, như đăng ký kết hôn, chứng nhận khai sinh…
– Các cơ quan lãnh sự có chức năng cứu trợ và giúp đỡ các tổ chức và công dân nước mình.
– Các cơ quan lãnh sự có chức năng giới thiệu người đại diện hoặc tự mình làm đại diện cho công dân nước mình trong quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận, trong trường hợp công dân đó không có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Trong trường hợp công dân bất kỳ của nước mình bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam… ở nước sở tại, viên chức lãnh sự sẽ có quyền thăm hỏi, tiếp xúc và áp dụng các biên pháp bảo đảm đại diện pháp lý cho người đó. Chức năng này của cơ quan lãnh sự phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của nước sở tại.
– Các cơ quan lãnh sự có chức năng thực hiện trách nhiệm giúp đỡ tàu thuyền, máy bay cũng như đoàn thủy thủ, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự; có một số quyền hạn nhất định đối với các tàu thuyền, máy bay.
Như vậy, ta nhận thấy chức năng của cơ quan lãnh sự không bao gồm mọi lĩnh vực quan hệ giữa nước mình với nước tiếp nhận. Cơ quan lãnh sự không trực tiếp quan hệ với chính quyền trung ương nước sở tại mà chỉ quan hệ với chính quyền địa phương trong phạm vi khu vực lãnh sự.