Khi muốn được chia quỹ thì quỹ từ thiện phải có đơn đề nghị gửi cho cơ quan chủ thể có thẩm quyền cho phép lập quỹ để giải quyết. Vậy đơn đề nghị chia quỹ từ thiện là gì? Thủ tục để thực hiện việc chia quỹ từ thiện được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị chia quỹ từ thiện là gì?
Đơn đề nghị chia quy từ thiện là mẫu đơn được lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ từ thiện( Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) để được cho phép chia quy từ thiện từ quỹ ban đầu.
Theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì : “Quỹ: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.”
Vậy Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Thẩm quyền cho phép thành lập quỹ được quy định tại Điều 18, Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện gồm những chủ thể sau đây:
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Đơn đề nghị chia quỹ từ thiện là văn bản dùng để ghi chép lại những thông tin về quỹ từ thiện lúc đầu được lập, quỹ được chia, lý do chia quỹ,…Hơn thế nữa, đơn đề nghị chia quỹ từ thiện là văn bản để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ từ thiện( Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cho phép được chia quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn đề nghị chia quỹ từ thiện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Chia Quỹ …1… thành Quỹ …2… và Quỹ ….3….
Kính gửi: …..4….
Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ ….1… đã có Nghị quyết về việc chia Quỹ ….1…. thành Quỹ ….2…. và Quỹ …3…
Một số thông tin cơ bản về Quỹ:
Lý do chia Quỹ:
Hồ sơ gửi kèm theo Đơn này, gồm:
….5…
Các tài liệu khác có liên quan (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ:
Họ và tên:
Địa chỉ liên lạc:
Số điện thoại:
Hội đồng quản lý Quỹ …1…. đề nghị ….4…. xem xét, quyết định cho phép chia Quỹ ….1…. thành Quỹ ….2…. và Quỹ ….3…. và công nhận Điều lệ của Quỹ ….2…. và Quỹ ….3…./.
Nơi nhận:
– Như trên;
-………… ;
– Lưu: …
…6…, ngày … tháng … năm 20…
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
….1…..
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị chia quỹ từ thiện:
(1)Tên quỹ đề nghị.
(2) (3) tên quỹ mới sau khi chia.
(4) Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
(5) Đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP.
(7) Địa danh.
4. Thủ tục chĩa quỹ từ thiện:
4.1. Hồ sơ để thực hiện việc chia quỹ từ thiện:
+ Đơn đề chia quỹ quỹ từ thiện, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;
+ Dự thảo điều lệ quỹ;
+ Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc chia quỹ từ thiện; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
+ Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;
+ Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi chia quỹ từ thiện.
4.2. Thủ tục chia quỹ từ thiện:
Thủ tục chia quy từ thiện được quy định tại Khoản 2, Điều 39, Nghị định số 93/2019/NĐ-CP gồm:
Bước 1: Quỹ từ thện sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ bên trên gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ( Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tích Ủy ban Nhân dân tỉnh);
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định Nghị định số 93/2019/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép chia quỹ từ thiện; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Bước 3: Các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP cho phép chia quỹ. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách.
Bộ Nội vụ sẽ phải thực hiện thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP; lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực hoạt động chính của quỹ khi giải quyết các thủ tục về quỹ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm đối với các quỹ do Độ Nội vụ cấp giấy phép thành lập hoạt động tại địa phương: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý vi phạm, tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ hàng năm về hoạt động của quỹ theo quy định của pháp luật.
4.3. Quyền của quỹ:
Quyền của quỹ được quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định số 93/2019/NĐ-CP:
“1. Quyền hạn của quỹ:
a) Tổ chức, hoạt động theo pháp luật và điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Vận động quyên góp, tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ;
c) Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật;
d) Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Quỹ được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của quỹ.”
Qua điều luật ta có thể thấy Chính phủ đã ghi nhận rất cụ thể những quyền của quỹ sau khi được thành lập. Quỹ được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Qũy cung cấn phải tuân theo những quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến, tặng hoặc theo
Theo như quy định của pháp luật thì tài sản đống góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ. Còn nếu trong trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện