Người ra quyết định định giá tài sản là Tòa án nhân dân, trong quyết định thì trước khi tiến hành mở phiên đấu giá thì Tòa án sẽ thành lập một Hội đồng đấu giá để trực tiếp tham gia đấu giá. Vậy Hội đồng đấu giá được thành lập gồm những ai tham gia và mẫu quyết định của Tòa án được dùng là mẫu nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu 08-DS: Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá là gì?
Việc định giá tài sản được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, thực trạng của tài sản; phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản tại thời điểm định giá.
Hội đồng định giá tài sản là Hội đồng do Tòa án nhân dân có thẩm quyền lập ra để tiến hành định giá tài sản phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hoặc để thực thi các quyết định Nhà nước có liên quan.
Mẫu 08-DS: Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá là mẫu quyết định của Tòa án nhân dân trong việc định giá tài sản khi có tranh chấp xảy ra. Cơ quan tiến hành định giá là Hội đồng định giá tài sản gồm chủ tịch Hội đồng, thư ký của hội đồng và các thành viên trong Hội đồng định giá.
Mẫu 08-DS: Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá là mẫu quyết định mới nhất do Tào án nhân dân lập ra khi có quyết định định giá tào sản tranh chấp. Tòa án nhân dân sẽ tiến hành thành lập Hội đồng định giá tài sản gồm chủ tịch Hội đồng, thư ký của hội đồng và các thành viên trong Hội đồng định giá để tiến hành phiên đấu giá đó.
2. Mẫu 08-DS: Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá:
Mẫu 08-DS: Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá
Mẫu số 08-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN………. (1)
Số: ……/……../QĐ-ĐG (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
..….., ngày…..tháng…..năm……
QUYẾT ĐỊNH
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ
TÒA ÁN NHÂN DÂN………….
Căn cứ vào Điều 97, Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự;
(3)…………
……….. trong vụ án (4)……….
Căn cứ vào văn bản cử thành viên tham gia Hội đồng định giá của ……..
Xét thấy:(5)……….
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tiến hành định giá tài sản đang tranh chấp, gồm:(6)……….
2. Thành lập Hội đồng định giá tài sản đang tranh chấp gồm có:
1) Ông (Bà) ……… chức vụ…….. công tác tại……….là Chủ tịch Hội đồng.
2) Ông (Bà) ………..chức vụ ……… công tác tại …………là thành viên Hội đồng.
3) Ông (Bà) ……….. chức vụ ………… công tác tại ………..là thành viên Hội đồng.
4) Ông (Bà) ………… chức vụ ……….. công tác tại …………là thành viên Hội đồng.
5) Ông (Bà) ………. chức vụ ……….. công tác tại …………….là thành viên Hội đồng.
3. Hội đồng định giá có nhiệm vụ xem xét quyết định về giá đối với tài sản đang tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ định giá và đưa ra kết quả định giá.
Việc định giá được bắt đầu tiến hành vào hồi…….. giờ…………… phút, ngày ……… tháng ……….năm……….tại(7)……
Nơi nhận:
– Thành viên của Hội đồng định giá;
– Đương sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu 08-DS: Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá:
Mẫu 08-DS: Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá trình bày như sau:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định trưng cầu giám định; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-ĐG).
(3) Tùy từng trường hợp mà ghi nội dung tương ứng với từng điểm của khoản 3 Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự; ví dụ: Trường hợp căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Sau khi xem xét đơn yêu cầu định giá tài sản đang tranh chấp của ông Nguyễn Văn A là nguyên đơn”.
(4) Ghi quan hệ tranh chấp về vụ việc mà Tòa án đang giải quyết.
(5) Ghi cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá, ghi rõ tài sản còn mới hay đã qua sử dụng, thời điểm và địa điểm cần định giá, các đặc điểm khác của tài sản có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản.
(6) Ghi rõ cơ quan cử người tham gia Hội đồng định giá.
(7) Ghi cụ thể địa điểm tiến hành định giá tài sản.
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Thủ tục thành lập Hội đồng định giá và ra Quyết định định giá tài sản
Thủ tục thành lập Hội đồng định giá và ra Quyết định định giá tài sản được quy định tại Điều 8
– Trước khi Tòa án ra Quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, Tòa án phải xác định tài sản cần định giá, cơ quan chuyên môn có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng định giá. Trên cơ sở đó, Toà án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp cử người đại diện làm Chủ tịch Hội đồng định giá, các cơ quan chuyên môn khác có thẩm quyền cử người có trình độ chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá tham gia làm thành viên Hội đồng định giá. Văn bản của Tòa án phải nêu rõ tài sản cần định giá, yêu cầu cụ thể đối với Chủ tịch Hội đồng định giá, thành viên Hội đồng định giá. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Tòa án, cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn khác phải có công văn gửi Tòa án về việc cử người tham gia Hội đồng định giá. Trường hợp không thể thực hiện theo đúng thời hạn yêu cầu về việc cử người, thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Sau khi nhận được văn bản cử người tham gia Hội đồng định giá của cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn, Thẩm phán giải quyết vụ việc phải kiểm tra những người được cử có thuộc các trường hợp quy định tại Điều 46 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 13
– Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày Toà án nhận được công văn cử người tham gia Hội đồng định giá tài sản của cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn, Tòa án ra Quyết định định giá tài sản. Quyết định định giá tài sản thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC.
– Tòa án cử một Thư ký Toà án để giúp việc cho Hội đồng định giá ghi biên bản về việc tiến hành định giá tài sản và thực hiện các công việc: Thư ký được Tòa án cử giúp việc cho Hội đồng định giá kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC.
– Trong trường hợp cần thiết, Tòa án mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản cần định giá tham gia chứng kiến việc định giá tài sản của Hội đồng định giá theo quy định là một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh
Trình tự, thủ tục phiên họp của Hội đồng định giá tài sản
– Hội đồng định giá chỉ tiến hành phiên họp để định giá tài sản khi có mặt đầy đủ các thành viên Hội đồng.
– Phiên họp của Hội đồng định giá tài sản được tiến hành theo trình tự sau:
+ Thư ký được Tòa án cử giúp việc cho Hội đồng định giá kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do;
+ Chủ tịch Hội đồng định giá công bố Quyết định định giá tài sản đang tranh chấp;
+ Hội đồng định giá tiến hành định giá đối với từng tài sản hoặc từng phần tài sản;
+ Đương sự phát biểu ý kiến về việc xác định giá của tài sản khi được Chủ tịch Hội đồng định giá cho phép;
+ Thành viên Hội đồng định giá phát biểu ý kiến đánh giá về tài sản cần định giá và giá của tài sản cần định giá;
+ Chủ tịch Hội đồng định giá đưa ra mức giá tài sản để biểu quyết;
+ Hội đồng định giá biểu quyết về giá tài sản.
Quyết định về giá của tài sản được thông qua khi được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng định giá biểu quyết tán thành. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
– Phiên họp của Hội đồng định giá được Thư ký ghi vào biên bản. Biên bản định giá tài sản được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến, nếu có và của Thư ký ghi biên bản.
– Ngay sau khi kết thúc phiên họp của Hội đồng định giá, Hội đồng định giá tài sản chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc định giá và Biên bản định giá cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự
Như vậy, phiên họp đấu giá sẽ được mở theo đúng điều kiện mà pháp luật yêu cầu đó là phải có mặt của đầy đủ các thành viên Hội đồng; Hội đồng định giá cử Thư ký để làm nhiệm vụ giúp việc cho Hội đồng định giá kiểm tra sự có mặt và vắng mặt những người tham gia phiên Tòa và chủ tịch Hội đồng là người công bố quyết định đấu giá còn hội đồng định giá sẽ định giá các loại tài sản.