Hiện nay, pháp luật quy định về 4 hình thức giải quyết tranh chấp gồm: Thương lượng, hòa giải, Tòa án và Trọng tài Thương mại. Tùy thuộc vào từng vụ việc tranh chấp cụ thể mà các bên tranh chấp lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục đối thoại tại Tòa án:
- 5 5. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
1. Thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại là gì?
Thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại là bản thông báo được soạn thảo bởi
– Tòa án ra thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại đến các bên liên quan nhằm mục đích để các biết biết rõ và thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình.
– Mặt khác, trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người bị khởi kiện sẽ phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý tiến hành hòa giải và Hòa giải viên đã được chỉ định
– Đối thoại tại là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp được điều hành bởi Hòa giải viên trước khi Tòa án thụ lý hành chính nhằm hỗ trợ các bên có tranh chấp tìm được tiếng nói chung.
2. Mẫu thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại chi tiết nhất:
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày …… tháng ….. năm …
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC CHUYỂN VỤ VIỆC SANG HÒA GIẢI
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……. (3)
Căn cứ vào các điều 16, 17 và 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Xét đơn khởi kiện/đơn yêu cầu ngày …và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc(4)…. giữa:(5)…… và ……
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(6)…
THÔNG BÁO:
1. Tòa án nhân dân (7)… đã chuyển vụ việc vụ việc sang hòa giải.
2. Thông báo cho: (8) ……biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, người bị kiện phải trả lời cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý tiến hành hòa giải và Hòa giải viên đã được chỉ định. Người bị kiện có thể trả lời bằng văn bản về địa chỉ …….. hoặc trả lời vào hòm thư điện tử …….., hoặc số fax …
Trường hợp người bị kiện trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Nơi nhận:
– Người khởi kiện/người yêu cầu;
– Người bị kiện;
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Hòa giải viên(10);
– Lưu hồ sơ vụ việc.
THẨM PHÁN PHỤ TRÁCH
HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại chi tiết nhất:
– Mục (1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện
– Mục (2), (3) và (7) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh
– Mục (4) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
– Mục (5) và (6) Ghi tên và địa chỉ của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên
– Mục (8) Ghi tên người được gửi thông báo. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên
4. Thủ tục đối thoại tại Tòa án:
Căn cứ pháp lý: Điều 21, 22, 23, 24 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
Bước 1: Chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Công tác chuẩn bị đối thoại của Hòa giải viên bao gồm:
– Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
– Vào sổ theo dõi vụ việc;
– Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
– Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;
– Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
– Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;
– Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
– Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
– Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
– Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.
Bước 2: Tiến hành phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
– Khi các bên đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại.
– Việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc hình, thức khác thuận tiện cho các bên.
Bước 3: Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
– Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
– Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác.
– Hòa giải viên phải thông báo cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
– Hòa giải viên tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc
Nội dung phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải được lập thành biên bản.
Bước 4: Ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
– Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
Trên đây là quy trình tiến hành đối thoại tại Tòa án nhân dân. Việc thực hiện thủ tục đối thoại tại Tòa án cần đảm bảo đúng trình tự và đúng pháp luật. Hòa giải viên tiến hành đối thoại phải là người có kiến thức chuyên môn và khả năng thuyết phục tốt để có thể đem lại hiệu quả trong phiên đối thoại. Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình hòa giải, đối thoại.
5. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
Căn cứ theo Điều 3, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 hoạt động đối thoại tại Tòa án phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
1. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.
2. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
3. Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
4. Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
5. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định tại Điều 4 của Luật này.
6. Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
7. Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
8. Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
9. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.
Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
Như vậy, đối thoại là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn. Nội dung những thỏa thuận trong phiên đối thoại giữa các bên không được vi phạm điều cấm của luật và không được trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp đối thoại không đạt được hiệu quả các bên có thể tiến hành các biện pháp khác để giải quyết tranh chấp như: Tòa án, Trọng tài thương mại….
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020